Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai

1.jpg

Những toa tàu được trang bị nước uống, khăn giấy, giường êm, đệm ấm và cả những họa tiết trang trí thổ cẩm bắt mắt… mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị trên hành trình di chuyển, là mình chứng cho việc ngành đường sắt đang đổi mới để bước vào thị trường du lịch.

t1.jpg

Ngược thời gian trở về năm 1893, thời điểm Chính phủ Pháp ký kết thỏa thuận với triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) “Chương trình hội đính đường sắt Điền Việt Trung - Pháp”. Theo đó, cho phép nước Pháp hoặc các công ty của Pháp có quyền xây dựng một tuyến đường sắt từ biên giới Bắc Kỳ (Việt Nam) đến Côn Minh.

4.jpg
Ảnh tư liệu

Ngày 1/4/1910, đường sắt Hải Phòng - Côn Minh (đường sắt Điền - Việt) được khánh thành. Tuyến đường sắt có độ rộng đường ray 1 m, chiều dài toàn tuyến 855 km. Sau gần 1 thế kỷ xây dựng, khai thác, tuyến đường sắt đã đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Hầu hết đô thị vùng biên giới Lào Cai - Vân Nam hình thành và phát triển gắn chặt với sự hưng thịnh và phát triển của tuyến đường sắt này.

5.jpg
Ảnh tư liệu

Tuyến đường sắt Điền - Việt là một trong những công trình khó khăn nhất trong lịch sử thế giới cận đại, toàn tuyến có 178 cây cầu, 153 đường hầm đi qua những vùng núi non hiểm trở. “Đường sắt Điền - Việt, mỗi chiếc đinh là một giọt máu, mỗi khúc tà vẹt là một mạng người”, đó là câu nói của một nhà sử học đã làm xúc động hàng trăm trái tim đại biểu tại Hội thảo 100 năm đường sắt Điền - Việt. Ngay từ ngày đầu hình thành, đường sắt Điền - Việt đã tạo diện mạo mới cho vùng biên ải xa xôi của hai nước Việt - Trung. Đối với Việt Nam, đoạn đường sắt Điền - Việt từ Hải Phòng đi Lào Cai khai thông được ví như mạch máu giao thông hiện đại nối liền cảng biển Hải Phòng với trung tâm kinh tế Hà Nội và vùng miền núi xa xôi Tây Bắc, thúc đẩy các cơ sở công nghiệp, các đồn điền phát triển mạnh.

6.jpg

Tuyến đường sắt Điền - Việt góp phần quan trọng trong việc hình thành một Lào Cai sầm uất như hôm nay. Đề pô Phố Mới xưa trở thành Ga Lào Cai đón - đưa các chuyến tàu liên vận ngược xuôi.

t2.jpg

Trở về với những chuyến tàu ngày nay, sau một thời gian vắng bóng bởi sự phát triển của giao thông đường bộ, đường sắt đang dần trở lại, bước vào thị trường du lịch.

7.jpg

Trên một chuyến tàu đêm xuất phát từ Ga Hà Nội đến Ga Lào Cai, cùng với phần đông khách người nước ngoài, còn có 4 thành viên của gia đình chị Ngô Mai Anh, đến từ Quảng Ninh. Ngay khi các con được nghỉ hè, chị Mai Anh lựa chọn chuyến du lịch Sa Pa 3 ngày 2 đêm. Cả gia đình mua 4 vé tàu trong 1 cabin.

Tàu hỏa ngày nay đã khác xưa, các cabin trên tàu được cải tiến, sạch sẽ, đẹp mắt và hiện đại. Toa giường nằm thoải mái, có không gian riêng cho gia đình. Điểm cộng nữa là nhà vệ sinh sạch sẽ, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng rất nhiệt tình, chu đáo.

Chị Mai Anh tâm sự

Du lịch bằng tàu hỏa, du khách sẽ có hành trình đi qua nhiều vùng miền và nhiều cảnh đẹp của đất nước. Ngoài ra, lịch chạy tàu ổn định, tỷ lệ đi và đến đúng giờ cao. Tàu hỏa có thể vận chuyển được các đoàn khách có số lượng lớn, khách có thể giao lưu, sinh hoạt tập thể trên tàu thuận tiện, thoải mái.

8.jpg
12.jpg

Theo đánh giá của các công ty du lịch, hành khách nước ngoài quan tâm đến sự an toàn trong hành trình du lịch tại Việt Nam, do đó họ luôn ưu tiên lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội đến Lào Cai. Mặt khác, điều này góp phần tiết kiệm chi phí tổ chức tour cho các công ty lữ hành khi giới thiệu khách đi lại bằng tàu hỏa.

Khi vé máy bay tăng, bên cạnh đi xe cá nhân, du lịch bằng đường sắt trở thành nhu cầu của nhiều du khách.

11.jpg

Anh Hoàng Anh Tuấn, nhân viên Trạm Tiếp viên đường sắt Yên Bái có kinh nghiệm 10 năm làm việc trên tàu cho biết: Những năm gần đây, tàu hỏa có nhiều thay đổi, khi đi tàu, du khách không phải chen lấn, xô đẩy, không còn tình trạng bán hàng rong. Du khách muốn sử dụng dịch vụ ăn, uống, chỉ cần quét mã QR code dán trong toa là liên hệ được với nhân viên. Chúng tôi cũng được đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng, có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản với khách người nước ngoài.

t3.jpg

Để khai thác tiềm năng của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai phục vụ phát triển du lịch, ngành đường sắt đã đầu tư nâng cấp cải tạo toa xe, đồng thời tăng cường dịch vụ du lịch bằng đường sắt, liên kết với các điểm du lịch nổi tiếng nhằm thu hút hành khách đi tàu hỏa đến các điểm du lịch.

13.jpg
14.jpg

Giữa tháng 6 vừa qua, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - khai thác đường sắt Lào Cai tổ chức hội thảo bàn giải pháp phát triển du lịch và đường sắt, hướng tới mục tiêu là đối tác trong hoạt động và phát triển.

10.jpg

Du lịch bằng đường sắt đến với Lào Cai không chỉ là phương tiện di chuyển tiện lợi và an toàn, mà còn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Với sự đổi mới, đầu tư nâng cấp hạ tầng kết hợp với các chính sách khuyến khích, tin rằng tiềm năng du lịch bằng đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai sẽ ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vượt bão Yagi, Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Ngày 13/9, vịnh Hạ Long chính thức “mở cửa” để các tàu du lịch hoạt động trở lại bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) sau gần một tuần bị cơn bão số 3 - Yagi đổ bộ tàn phá. Nhịp sống nói chung và ngành Du lịch nói riêng đã dần bình thường trở lại ở “thành phố bên bờ di sản”.

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam

Nhật báo Le Figaro ngày 10/9 đã đăng bộ phim tài liệu với tiêu đề "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", phim dài 52’35 do đạo diễn Eric Bacos thực hiện đã mô tả bức tranh toàn cảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, Sa Pa phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Những ngày qua, Với tinh thần "tương thân tương ái", cộng đồng du lịch Sa Pa đã có những việc làm thiết thực, hỗ trợ gần 300 khách du lịch mắc kẹt tại địa phương.

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Rất nhiều du khách Việt Nam chọn lựa dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, hoặc dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch. Tuy nhiên nhiều điểm đến tại Việt Nam vẫn đang hiện diện khá yếu trên các nền tảng trực tuyến.

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024” cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các giải thưởng này tiếp tục mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên ăn khách.

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Sáng nay (5/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2024. Với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”, sự kiện hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá, cụ thể hoá cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải bằng 0.

fbytzltw