Đền Thượng trước ngày khai hội

Cũng như mọi năm, càng gần đến ngày Rằm tháng Giêng – ngày chính lễ của Lễ hội đền Thượng, Nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về chiêm bái đền Thượng. Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025 đang được gấp rút hoàn tất.

dt1-1.jpg
dt1-9.jpg
dt1-8.jpg
Công tác chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thiện.

Cuối giờ chiều ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng) khi mà chỉ còn 2 ngày nữa là Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra những hoạt động đầu tiên, mặc dù thời tiết khá lạnh nhưng không làm giảm sự hối hả của các lực lượng trong việc hoàn thiện công tác chuẩn bị cho lễ hội.

Tại sân khấu chính, chiếc khung lớn đã được dựng lên, việc trang trí phông chính theo maket được thực hiện tỉ mỉ, chi tiết. Tại những nơi sẽ diễn ra các hoạt động của lễ hội như: sân dưới đền Am, các tuyến đường phụ cận, khu vực tổ chức các gian hàng… các lực lượng đang tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối.

dt1-6.jpg
Công tác vệ sinh môi trường khuôn viên đền Thượng được thành phố Lào Cai đặc biệt quan tâm.

Ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý Di tích thành phố Lào Cai cho biết: Một trong những lễ hội được đón chờ ở thành phố Lào Cai là Lễ hội đền Thượng. Đây là hoạt động văn hóa tâm linh được duy trì từ nhiều năm nay, mang nhiều ý nghĩa truyền thống đặc sắc. Cùng với ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy truyền thống "uống nước nhớ nguồn" nhắc nhớ về công lao của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, lễ hội còn là dịp để Nhân dân và du khách nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình. Những nghi lễ dân gian được thực hành tại lễ hội sẽ góp phần duy trì và bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hòa chung dòng người trảy hội đền Thượng, chị Hoàng Huyền Thương, phường Pom Hán, thành phố Lào Cai vui vẻ cho biết: Năm nào tôi cũng cùng gia đình du Xuân, chiêm bái tại đền Thượng để cầu bình an, may mắn. Lễ hội năm nay được chuẩn bị rất chu đáo, trang trí đẹp mắt, các khu vực được bố trí khoa học, tạo thuận lợi cho người dân tham gia.

Theo kế hoạch, sáng 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng), Lễ hội đền Thượng sẽ diễn ra những hoạt động đầu tiên, gồm: chương trình Khai bút đầu xuân; thi đấu các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian; khai mạc hội thi dân vũ…

Điểm nhấn của lễ hội là phần lễ với màn rước kiệu của 500 người. Lễ rước bắt đầu từ trụ sở UBND thành phố Lào Cai về khu vực đền Thượng. Năm nay, lượng người tham gia rước lễ đông gấp 5 lần mọi năm, thể hiện quy mô và sự hoành tráng của lễ hội. Những người tham gia rước lễ được tuyển chọn từ tất cả các xã, phường trên địa bàn thành phố và các vận động viên của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh.

dt1-10.jpg
dt1-12.jpg
dt1-4.jpg
Du khách trong và ngoài tỉnh đến vãn cảnh, chiêm bái tại đền Thượng.

Lễ khai mạc chính thức diễn ra vào 9h00 - 10h00 ngày 13/2 (tức ngày 15 tháng Giêng). Tại sân khấu chính, lễ hội sẽ tái hiện màn sử thi ngôi đền thiêng, tiếp đó là lễ dâng hương được tiến hành theo nghi thức truyền thống.

Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra với các hoạt động văn hóa - thể thao phong phú, đa dạng...

dt1-5.jpg
Lực lượng chức năng điều tiết, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khu vực đền Thượng.
dt1-7.jpg
Xe điện phục vụ miễn phí du khách đến vãng cảnh, chiêm bái tại đền Thượng.

Khu vực “Không gian văn hóa Việt” tại chân đền Am sẽ là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tham gia lễ hội. Nơi đây thể hiện bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thành phố như: Kinh, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó… giúp Nhân dân và du khách hòa mình với văn hóa truyền thống các tộc người với những mô hình, hiện vật đặc trưng trong đời sống lao động, sản xuất.

Cùng với đó, các hoạt động văn nghệ, thể thao được trình diễn tại không gian như: hát Quan họ, hát Xẩm, viết câu đối, hát Then của người Tày, múa Chuông, làm hương, đan lát, trò chơi dân gian… sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.

dt1-3.jpg
Khu vực tổ chức các trò chơi dân gian thu hút đông người dân và du khách.

Năm nay, để tạo thuận lợi cho người dân và du khách trảy hội, Ban Tổ chức đã bố trí hơn 10 chiếc xe điện ở khu vực các đường dẫn để đưa đón người dân, đối tượng ưu tiên là người già, trẻ nhỏ, người thực hiện các nhiệm vụ lễ hội.

Bà Vũ Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Lào Cai cho biết: Để lễ hội được diễn ra ‎hấp dẫn, ý nghĩa, an toàn, ngay từ trước tết Nguyên đán, công tác chuẩn bị đã được UBND thành phố Lào Cai chỉ đạo các đơn vị, xã, phường trên địa bàn tích cực thực hiện. Những nét mới năm nay sẽ góp phần làm phong phú thêm các hoạt động của lễ hội, giúp người dân du xuân, chiêm bái được thuận lợi, vui vẻ hơn.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn phối hợp với các cơ quan chức năng, như công an, y tế, viễn thông… cử cán bộ, nhân viên tham gia phục vụ lễ hội, góp phần đảm bảo mọi điều kiện để Lễ hội đền Thượng diễn ra an toàn, thành công.

Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, một mùa lễ hội đền Thượng mới sẽ diễn ra thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw