Đề xuất thống nhất quản lý cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương

Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ TW đến địa phương, không phân biệt cấp xã với cấp TW, cấp tỉnh để thực hiện đúng chủ trương liên thông trong công tác cán bộ của Đảng.

Bộ Nội vụ cho biết đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Việc sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị “tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả” theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận số 50-KL/TW của Bộ Chính trị, thực hiện chủ trương tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình mới.

Đồng thời, xây dựng nền công vụ thực tài và cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ, công chức theo hướng thực chất, “vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được." Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở quy định rõ các trường hợp cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung; bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay khi có kế hoạch.

Đáng chú ý, trên cơ sở kết quả đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Cán bộ, công chức, nghiên cứu kỹ lưỡng các quan điểm, đường lối của Đảng, các định hướng lớn tại dự thảo Văn kiện Đại hội XIV, Bộ Nội vụ đề nghị xây dựng 5 chính sách.

Đó là đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Hoàn thiện quy định về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm; đạo đức, văn hóa công vụ. Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức quản lý cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tiếp tục thể chế thành luật các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ mới ban hành chưa kịp thể chế. Thống nhất nền công vụ từ Trung ương đến cấp cơ sở.

Cán bộ phường hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN)
Cán bộ phường hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN)

Mục tiêu của chính sách thống nhất nền công vụ từ trung ương đến cơ sở là thực hiện liên thông, bình đẳng, nhất quán giữa đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.

Bộ Nội vụ cho biết để thực hiện chính sách này, sẽ bổ sung quy định nguyên tắc thực hiện thống nhất quản lý cán bộ, công chức trong cùng hệ thống theo chiều dọc và theo chiều ngang; quy định rõ điều kiện thực hiện và các điều khoản chuyển tiếp.

Luật Cán bộ, công chức hiện hành đang quy định cơ chế quản lý riêng đối với cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên và cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về cán bộ, công chức cấp xã tại Chương V và các quy định có liên quan.

Bộ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh để thực hiện đúng chủ trương liên thông trong công tác cán bộ của Đảng.

Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, rà soát, bổ sung vị trí việc làm, chế độ chính sách (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thang bảng lương...) đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở đơn vị hành chính cấp cơ sở; bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào-có ra, có lên-có xuống để giải quyết tình trạng “công chức suốt đời”.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đã có hàng triệu lượt góp ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Đã có hàng triệu lượt góp ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng đã phối hợp với Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 6/5 vừa qua trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và ứng dụng VNeID của Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thế hệ trẻ mang "vàng mười" đến Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Thế hệ trẻ mang "vàng mười" đến Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Quàng Thị Tâm, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Thanh Tiền, Nguyễn Văn Khánh Phong, Hoàng Văn Chính là những người trẻ thế hệ 2K sở hữu những tấm Huy chương Vàng lấp lánh ở nhiều đấu trường thể thao. Họ là đại biểu Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII năm 2025.

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 13/5, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Đảng ủy Học viện Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện chủ trì hội nghị.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013:Mọi luận điệu xuyên tạc đều vô nghĩa, lạc lõng

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013:Mọi luận điệu xuyên tạc đều vô nghĩa, lạc lõng

Quốc hội khóa XV đang triển khai các bước chặt chẽ, dân chủ để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là quyết sách chiến lược nhằm hiến định việc thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Chiều 13/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 13/5, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và kết quả triển khai thực hiện mô hình tuyên vận của tỉnh.

fb yt zl tw