Đề xuất quy định tỷ lệ ngân sách nhà nước trong nghiên cứu, phát triển năng lượng nguyên tử

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Xem xét chủ trương đầu tư dự án

Thảo luận tại tổ, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) quan tâm đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Điều 4); đề nghị bổ sung thêm quy định, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội sẽ ban hành các cơ chế, chính sách đặc biệt về lựa chọn đối tác, thủ tục đầu tư, huy động nguồn vốn cho từng dự án nhà máy điện hạt nhân.

Do vậy, nếu trong trường họp Thủ tướng Chính phủ quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, thì cần sửa các nội dung trong Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư để khi triển khai áp dụng không vướng mắc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam nêu.

Về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để rút ngắn thủ tục đầu tư mà vẫn đảm bảo kiểm soát của cơ quan quản lý, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cũng đề nghị: Xem xét không phê duyệt, mà chỉ thẩm định báo cáo phân tích an toàn cho giai đoạn xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Quá trình thẩm định song song với quá trình thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Phạm vi thẩm định là các hạng mục công trình liên quan đến an toàn hạt nhân, trong Nghị định hướng dẫn cần quy định rõ các hạng mục công trình nào liên quan đến an toàn hạt nhân để có cơ sở thực hiện.

Đại biểu cũng kiến nghị không bổ sung nội dung có kết quả thẩm định kế hoạch bảo đảm an ninh. Nếu có, chỉ nên là ý kiến trong quá trình thẩm định thiết kế kỹ thuật của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Còn đối với vận hành thử nhà máy điện hạt nhân, dự thảo Luật đang xây dựng theo hướng tổ chức vận hành phải lập chương trình vận hành thử, Báo cáo phân tích an toàn hạt nhân cho giai đoạn vận hành thử, nộp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân thẩm định, phê duyệt và trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng phải có giấy phép vận hành thử về an toàn hạt nhân.

Bên cạnh đó, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

Quy định thêm an toàn bức xạ y tế

Đề nghị tăng cường khung pháp lý và quy định, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề xuất thiết lập một cơ quan quản lý độc lập với Bộ Công Thương và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, đảm bảo minh bạch về an toàn hạt nhân và cấp phép.

"Đồng thời tích hợp chiến lược quốc gia về phát triển lực lượng lao động hạt nhân vào dự thảo luật, bao gồm các chương trình đào tạo đại học, trung tâm nghiên cứu và quan hệ đối tác đào tạo quốc tế; tăng cường các thỏa thuận hợp tác hạt nhân với các nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc...", đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nêu.

Về nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và các thiết bị hạt nhân, đại biểu Nguyễn Tri Thức cho rằng, dự thảo chỉ quy định về công việc bức xạ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu; đề nghị đề cập thêm các hoạt động như mua bán, vận chuyển chất phóng xạ vì trên thực tế vẫn có hoạt động mua bán, vận chuyển chất phóng xạ giữa các đơn vị y tế với nhau, nên quy định thêm các an toàn bức xạ trong khía cạnh này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Trong bối cảnh đất nước tiến hành cuộc cải cách tổ chức bộ máy lớn nhất trong nhiều thập kỷ, việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái đang hiện hữu như một dấu mốc lịch sử. Chủ trương này không nhằm vì lợi ích của một vùng, địa phương mà là quyết sách quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước. Với quyết tâm chính trị rất cao, Lào Cai - Yên Bái sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới với tâm thế vững vàng, cùng cả nước vươn mình mạnh mẽ.

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

Ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (sau sắp xếp) như sau:

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 1299/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Nghị quyết số 1316/QĐ-TTg chỉ định nhân sự giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (sau sắp xếp) như sau:

fb yt zl tw