Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh

Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhất trí cao với tinh thần, mục tiêu của dự thảo Luật, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hoà Bình) cũng cho biết, đối với nội dung nhà giáo được dạy thêm và việc học thêm, qua nghiên cứu tại các địa phương cho thấy, nội dung này nhận được rất nhiều ý kiến quan tâm. Nếu quy định vào Luật sẽ phân biệt được dạy chính khoá, dạy thêm, tăng tính minh bạch và quản lý được chặt chẽ, đồng thời gắn với ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo khi dạy thêm.

Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Hoà Bình, nội dung này đã được điều chỉnh trong Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Nếu đưa vào Luật sẽ gây chồng chéo và mâu thuẫn với văn bản hiện hành. Hơn nữa, dạy thêm không phải là hoạt động bắt buộc mang tính phổ quát nên nếu đưa vào Luật và là “quy định cốt lõi về nghề nghiệp nhà giáo” sẽ làm lệch định hướng phát triển nghề nghiệp giáo viên theo hướng chuẩn mực sư phạm. Trong khi, quan điểm của ngành giáo dục hiện nay là hạn chế dạy thêm, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông và học tập tích cực hiện nay.

Để không hợp pháp hoá việc dạy thêm, học thêm tràn lan, đồng thời ghi nhận thực tế về việc giữ được tính pháp lý, định hướng đạo đức nhà giáo, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị bổ sung thêm điểm e, khoản 2, Điều 7 của Luật như sau: “Các hoạt động dạy học ngoài chương trình chính khoá bao gồm bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu, dạy học bổ trợ ngoài giờ đúng quy định của pháp luật được coi là một phần của nghề nghiệp khi đảm bảo đúng mục đích của giáo dục, không vụ lợi và tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành”.

Thảo luận về bổ sung quy định quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ của cơ sở giáo dục đại học, đại biểu đoàn Hoà Bình cho rằng, việc này sẽ góp phần thúc đẩy chuyển giao tri thức từ trường đại học đến thực tiễn, phù hợp với xu hướng giáo dục gắn với ứng dụng “bởi nhà giáo là những người có chuyên môn sâu”.

Việc này cũng sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, đồng thời tăng thu nhập cho giảng viên; hỗ trợ các trường đại học chủ động trong kinh tế, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Việc bổ sung quy định này cũng phù hợp với Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, phải quy định rõ giới hạn thời gian, tỷ lệ phân bổ công việc, hoặc tiêu chí kép đánh giá giữa giảng dạy và kinh doanh. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về việc nhà giáo chỉ được tham gia quản lý doanh nghiệp nếu được cơ sở giáo dục phê duyệt và không vượt quá thời gian làm việc theo quy định.

“Nên quy định cụ thể thời gian để tham gia quản lý doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng lạm dụng thời gian làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy, ưu tiên lĩnh vực gắn với chuyên môn giảng dạy để tránh lạm dụng danh nghĩa nhà giáo nhằm mục đích kinh doanh thương mại thuần tuý”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Trần Khánh Thu phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Trần Khánh Thu phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Góp ý về vấn đề dạy thêm, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng, cần nhìn nhận vấn đề này xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội, của học sinh và phụ huynh. Không nên cho rằng, tất cả là giáo viên ép buộc.

“Các đại biểu đều là phụ huynh và thấy rằng, nhiều con em của chúng ta vẫn tự nguyện ra trung tâm học thêm tiếng Anh, tự nguyện đi học thêm các môn văn hóa khác như: Âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật… và nhiều thứ khác”, đại biểu Khánh Thu thảo luận và cho rằng, từ thực tiễn cho thấy, học thêm là nguyện vọng chính đáng. Khi học sinh, gia đình có nhu cầu học thêm thì giáo viên có thể đáp ứng và cũng muốn có thêm thu nhập. Đây là thu nhập chính đáng và phù hợp.

“Chúng ta cần có quy định để tổ chức các hoạt động này một cách chính thống như một loại hình dịch vụ khác và có nề nếp có quy định. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế được tiêu cực” - đại biểu Trần Khánh Thu nhấn mạnh.

Quan tâm đến nội dung thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Bắc Giang) tán thành với quy định tại khoản 3, Điều 21 theo hướng “nhà giáo có thời gian công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên tính từ thời điểm được tuyển dụng, được cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác và cơ quan quản lý giáo dục theo thẩm quyền giải quyết cho thuyên chuyển”.

Song, đại biểu không tán thành việc cuối quy định của khoản 3, Điều 21 lại đưa thêm điều kiện “khi nơi đến đồng ý tiếp nhận”, vì điều kiện này cực kỳ khó với các nhà giáo công tác ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

“Nếu giao cho hiệu trưởng phê tiếp nhận hay không tiếp nhận thì các thầy, cô công tác ở miền núi sẽ không thể thuyên chuyển được. Do đó, cần giao cơ quan quản lý giáo dục địa phương được điều động, luân chuyển chỗ thiếu, chỗ thừa để thầy cô “cắm bản” được về gần, có điều kiện chăm lo cho gia đình”- đại biểu Đỗ Huy Khánh góp ý kiến.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tiếp thu, giải trình về những nội dung được các đại biểu quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, nhà giáo và dự thảo Luật Nhà giáo tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều mong muốn Luật Nhà giáo được Quốc hội ban hành sẽ là một trong những đột phá để sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước nhà có bước phát triển bứt phá, góp phần quyết định thành công sự nghiệp đổi mới và mục tiêu của kỷ nguyên mới mà Đảng ta đã xác định.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu và giải trình thấu đáo, đầy đủ các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật vào chiều 11/6 theo chương trình của Kỳ họp.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 7/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai để đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030; cho ý kiến đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Sáng 7/7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, biên phòng và công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025.

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 7/7, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025, đề ra nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

fb yt zl tw