Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4

Để văn hóa đọc không bị lu mờ

YBĐT - Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự phổ biến, lan truyền của Internet với tốc độ chóng mặt. Mọi tin tức, sách, truyện, phim ảnh đều dễ dàng tìm kiếm thông qua Tnternet. Vì lẽ đó, lợi ích mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thế nhưng, chính sự hiện đại, thuận tiện ấy dường như đang vô tình làm “văn hóa đọc” dần bị lu mờ nếu như không muốn nói là đang dần mất đi, đặc biệt là trong giới trẻ.

Thư viện tỉnh Yên Bái có hơn 200 nghìn bản sách, trên 200 loại báo, tạp chí khác nhau. Trong đó, sách chính trị, xã hội 20%; sách khoa học – kỹ thuật 20%; sách thiếu nhi 20%; văn học các loại… Thời điểm năm 2008, mỗi ngày tất cả các phòng đọc ở đây thu hút hơn 200 bạn đọc. Nhưng nay, dù vào những ngày hè là đợt cao điểm nhất của Thư viện nhưng tất cả các phòng đọc cũng chỉ có gần 100 người. Đây không chỉ là thực trạng tại Thư viện tỉnh Yên Bái mà đã và đang là thực trạng chung của tất cả các thư viện trên toàn quốc.

Chị Lê Tú Anh – Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Vài năm trở lại đây, thực sự lượng bạn đọc đến với Thư viện giảm đi rất lớn. Hàng năm, được sự quan tâm của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí, việc đầu tư cho sách vẫn luôn được chú trọng. Chúng tôi đã từng duy trì 3 năm liên tiếp mở cửa thư viện vào thứ 7, chủ nhật, mở cửa buổi tối nhưng số lượng bạn đọc vẫn không được cải thiện”.

Để thu hút bạn đọc, nhiều hoạt động tuyên truyền trên tiêu chí “để sách đi tìm người” chứ không “ngồi chờ người đi tìm sách” được thường xuyên tổ chức. “Chúng tôi mang sách đến tận tay các em học sinh tại trường học; vận động các cơ quan, các trường học cấp phát thẻ thư viện miễn phí, thẻ giảm giá; thay đổi, trang trí không gian phòng đọc mới nhằm tạo hứng thú cho bạn đọc; nhiều băng rôn, pano, sách được trưng bày quảng bá ngay tại thư viện; giới thiệu sách trên truyền hình… Đặc biệt là thay đổi phương thức tuyên truyền bằng cách đưa xe thư viện lưu động 1 tuần/lần, mỗi lần từ 3 đến 5 ngày đến với các huyện, thị xã, vùng sâu vùng xa trong tỉnh”- chị Tú Anh cho biết thêm.

Vẫn biết, giá trị của sách là ở mỗi người cảm nhận, tinh hoa của sách cũng là ở khả năng chắt lọc, nhìn nhận của mỗi người; mỗi thế hệ cũng có những nét văn hóa riêng, cách cảm thụ riêng nhưng chung quy lại, thứ mà sách có thể cho chúng ta, đó là phát triển năng lực tư duy, tưởng tưởng, ngôn ngữ và hình thành nhân cách.

Với nhiều lợi ích như vậy, việc đọc sách dường như lại đang bị chính chúng ta “xem nhẹ”. Có nhiều lý do lý giải cho điều này, có thể do cán bộ, công nhân viên chức quá bận rộn công việc không có nhiều thời gian đọc sách, các em học sinh, sinh viên cũng phải học quá nhiều, các em thiếu nhi - đối tượng thích sách nhất thì lại phải phụ thuộc vào bố mẹ… Lý do lớn hơn cả chính là vì nhiều người, nhiều bạn trẻ đã không còn mặn mà với “văn hóa đọc”.

Dạo một vòng quanh các hiệu sách lớn, điều dễ nhận thấy là sách bây giờ đã có sự thay đổi. Số lượng và cả chất lượng được cải thiện, hấp dẫn về nội dung, phong phú về thể loại, trình bày, màu in, giấy in đẹp. Gặp chị Hoàng Thu Hiền - tổ 8, phường Đồng Tâm (TP Yên Bái) khi đang chọn mua sách cho con, chị chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con nhỏ. Một cháu học lớp 6, một cháu học lớp 1. Bản thân đi làm cả ngày mệt mỏi, tôi không có nhiều thời gian đọc sách cũng như quan tâm đến việc đọc sách của các con. Thỉnh thoảng đưa con đi mua sách như thế này chủ yếu chúng chỉ thích truyện tranh, rồi mua về đọc một hai hôm là chán. Chúng thường thích xem hoạt hình, xem tivi hơn là đọc mọi thứ qua sách báo”.

Trở lại câu chuyện tại Thư viện tỉnh, tìm đến một phòng đọc, đông nhất trong ngày thường cũng chỉ có khoảng 5 học sinh. Em Trương Thị Hồng Nhung - học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Thứ 3 tuần nào em cũng lên thư viện tìm sách tiếng Anh. Ở đây yên tĩnh lại nhiều sách hay và hữu dụng. Nhưng em thấy các bạn tầm tuổi em ít lên thư viện đọc sách lắm. Có lên cũng chỉ toàn mượn truyện hoặc tiểu thuyết là chính. Trong khi phòng Internet miễn phí trong thư viện thì lúc nào cũng đông các bạn, không có chỗ mà ngồi”.

Nhìn nhận thẳng thắn về vấn đề này, ông Lê Xuân Định - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Giới trẻ hiện nay được tiếp xúc với công nghệ thông tin từ rất sớm, sở thích đối với từng lớp trẻ cũng đã thay đổi nhiều, thường các em chỉ đọc những gì mình thích, mình cần mà không có thói quen tìm tòi, tham khảo qua sách. Những năm trở lại đây, Sở đã phối hợp với các đơn vị chức năng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa đọc trong cộng đồng. 180 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh đều có bưu điện văn hóa, truyền tải các ấn phẩm đến tận các nhà văn hóa thôn bản và từng nhà văn hóa thôn bản đều có tủ sách, luân chuyển sách giữa các nhà văn hóa… Tuyên truyền là vậy, nhưng càng làm mới càng thấy khó nên việc thay đổi thói quen giúp giới trẻ yêu thích văn hóa đọc sẽ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Và trên hết là cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, nhà trường, các bậc phụ huynh, sự ủng hộ của tất cả các em”.

Xin được trích một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đọc được nhiều sách tốt nhưng nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì chẳng khác nào “cái hòm đựng sách”. Đây không chỉ là lời dạy mà còn là lời nhắc nhở của Người về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách. Việc cần làm bây giờ không phải là đánh giá hiện trạng “văn hóa đọc” như thế nào? Nhà trường hay gia đình bắt ép con em mình phải đọc cái này, cái kia... mà phải làm gì để khuyến khích giới trẻ và tuyên truyền để các em hiểu giá trị đích thực của việc đọc sách, từ đó hình thành thói quen, sự yêu thích, say mê với sách.

Mai Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

11 cán bộ, chiến sỹ công an hiến máu cho Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai

11 cán bộ, chiến sỹ công an hiến máu cho Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai

Chiều 17/7, nhận được lời kêu gọi từ Bệnh viện Đa khoa số 2 tỉnh Lào Cai đang cần rất nhiều đơn vị máu để phục vụ cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, 11 cán bộ chiến sỹ Công an phường Cam Đường đã có mặt tại phòng tiếp nhận máu tình nguyện của Bệnh viện đa khoa số 2 để tiến hành thực hiện các xét nghiệm và hiến máu.

Gặp gỡ thủ khoa khối D04 toàn quốc của Lào Cai

Gặp gỡ thủ khoa khối D04 toàn quốc của Lào Cai

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, cái tên Lý Hoàng Ngân, học sinh lớp 12 chuyên tiếng Trung, Trường THPT Chuyên Lào Cai đã trở thành niềm tự hào của gia đình, nhà trường và toàn ngành giáo dục tỉnh Lào Cai khi em xuất sắc giành vị trí đồng thủ khoa toàn quốc khối D04. 

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về tiêu hóa. Căng thẳng kéo dài và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. 

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Sáng 17/7, UBND xã Xuân Ái tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương và trao thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn xã.

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là một trong những bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng: một mắt nhìn thẳng trong khi mắt còn lại có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi hiện tượng này xảy ra, não bộ sẽ nhận hai hình ảnh khác biệt từ hai mắt và không thể hợp nhất thành một hình ảnh duy nhất, dẫn đến rối loạn thị giác.

fb yt zl tw