Si Ma Cai:

Đẩy mạnh tuyên truyền tới đồng bào dân tộc thiểu số

Si Ma Cai là huyện vùng cao, biên giới, 99,4% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc thù người dân sinh sống, cư trú xen kẽ, rộng khắp nên công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn rất chú trọng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả, huyện Si Ma Cai huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Việc quán triệt, triển khai và thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đẩy mạnh hướng về cơ sở.

3.jpg
Ban Tuyên vận xã Thào Chư Phìn tuyên truyền tại cơ sở.

Hằng tháng, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được phân công phụ trách xã trực tiếp tham gia sinh hoạt chi bộ, dự hội nghị tuyên vận tại cơ sở nhằm kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền, nắm dư luận và đời sống của người dân.

Ông Nguyễn Anh Tuyến, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Si Ma Cai cho biết: Công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi, bởi hiện nay, tất cả thôn, tổ dân phố của 10 xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại, phát thanh, truyền hình và được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm.

2.jpg

Từ đầu năm đến nay, các xã, thị trấn đã tổ chức 80 hội nghị tuyên vận, 450 buổi họp thôn, tổ dân phố. Chất lượng thông tin, tuyên truyền ngày càng nâng cao là nhờ chú trọng đổi mới nội dung, cách thức truyền đạt, phổ biến với từng đối tượng theo phương thức “ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm”; lựa chọn những nội dung sát với cuộc sống, sản xuất của người dân.

4.jpg

Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Nguyễn Anh Tuyến cho biết thêm: Bên cạnh vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, muốn công tác tuyên truyền được hiệu quả phải dựa vào đội ngũ người có uy tín trên địa bàn. Hằng năm, huyện tổ chức gặp mặt, biểu dương; kịp thời thăm hỏi, tặng quà khích lệ người có uy tín, thầy mo, thầy cúng, cán bộ hưu trí, đảng viên tiêu biểu với mong muốn họ tiếp tục là cầu nối quan trọng để đưa chính sách, pháp luật đến với người dân.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Nhiều năm qua, huyện duy trì tổ chức buổi gặp mặt các ông mai, bà mối để kịp thời động viên, giúp cơ quan nhà nước tuyên truyền chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình. Tính đến hết tháng 9/2023, huyện Si Ma Cai đã ngăn chặn kịp thời 25 trường hợp có dấu hiệu tảo hôn.

Blue And Yellow Modern Training And Development Presentation_20231030_093235_0000.jpg

Trong 9 tháng năm 2023, huyện Si Ma Cai đã vận động người dân hiến hơn 73 ha đất làm các công trình hạ tầng thiết yếu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua thông tin, tuyên truyền góp phần tăng thêm niềm tin, sự tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng thắt chặt. Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất thuận lợi.

Đồng chí Lý Xuân Thành, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Si Ma Cai

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lý Xuân Thành khẳng định: Những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền, từ đó thay đổi nhận thức và hành động của người dân. Người dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo; nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng; góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới vững chắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw