Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng (12/5) năm 2024, Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp hành động: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thông điệp trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào công tác điều dưỡng như một biện pháp chiến lược để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Thông điệp này không chỉ đề cao giá trị của nghề điều dưỡng trong việc xây dựng một xã hội khỏe mạnh mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ðiều dưỡng tham gia điều trị cho bệnh nhi sau ghép thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ðiều dưỡng tham gia điều trị cho bệnh nhi sau ghép thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thông điệp cũng kêu gọi thay đổi quan niệm, chính sách hiện tại để nhận thức rõ hơn về lợi ích kinh tế mà đầu tư đầy đủ vào công tác điều dưỡng có thể mang lại, nhất là sau những bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 và những thách thức toàn cầu khác như xung đột, khủng hoảng khí hậu, bất ổn tài chính.

Thông điệp hành động hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng năm 2024 được Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra là: "Our Nurses. Our Future. The economic power of care", dịch sang tiếng Việt là: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Tiến sĩ Pamela Cipriano, Chủ tịch Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới lý giải: Hiệu quả kinh tế của việc chăm sóc điều dưỡng là tạo ra những người khỏe mạnh và xã hội khỏe mạnh cũng như thúc đẩy nền kinh tế lành mạnh. Mặc dù là trụ cột của ngành chăm sóc sức khỏe, nhưng nghề điều dưỡng thường xuyên phải đối mặt với những hạn chế tài chính và sự đánh giá thấp của xã hội. Do vậy cần thay đổi nhận thức và chứng minh rằng đầu tư chiến lược vào điều dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.

"Các nhà hoạch định chính sách, người quản lý chăm sóc sức khỏe và thậm chí là công chúng thường hiểu chưa đúng về lợi ích của việc đầu tư đầy đủ cho điều dưỡng có thể mang lại, đặc biệt trong thời điểm tài chính bất ổn như hiện nay. Rút kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19 và nhận thức về mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe của các dân tộc trên thế giới, chúng tôi tin rằng đã đến lúc cần vận động cho sự thay đổi quan điểm và chính sách về điều dưỡng, Tiến sĩ Pamela Cipriano nói.

Thạc sĩ Phạm Ðức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Ðiều dưỡng Việt Nam chia sẻ, quan niệm "điều dưỡng là cánh tay phải, là cánh tay nối dài của bác sĩ" đã cũ, không còn phù hợp. Thiên chức nghề nghiệp của điều dưỡng là trợ giúp người bệnh cả về thể chất và tinh thần. Bản chất của hoạt động khám, chữa bệnh là hợp tác giữa các ngành nghề liên quan. Hệ thống của bác sĩ đã có quá trình phát triển lâu dài, còn hệ thống của điều dưỡng mới bắt đầu phát triển, vì vậy rất mong được các bác sĩ hỗ trợ và nhìn nhận điều dưỡng là người cộng tác đặc biệt của bác sĩ. Công việc của điều dưỡng luôn gắn với phương châm "Sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh mỗi ngày là hạnh phúc của người điều dưỡng mỗi ngày"; sự hồi phục và sự an toàn của người bệnh là niềm vui của người điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, một ngày điều dưỡng phải thực hiện tới hơn 100 đầu công việc, do họ được giao nhiều công việc hành chính không phải chăm sóc người bệnh trực tiếp. Như vậy, hoạt động chuyên môn của điều dưỡng có phạm vi rất rộng, chứ không bó hẹp trong việc thực hiện y lệnh bác sĩ…

Trong tất cả các hệ thống y tế trên toàn cầu, điều dưỡng luôn là lực lượng cán bộ y tế đông nhất (chiếm khoảng 59%). Dịch vụ do điều dưỡng và hộ sinh cung cấp nhiều nhất, thường xuyên nhất, liên tục nhất.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới công bố cho thấy 88% thời gian người bệnh của khoa chăm sóc tích cực được tiếp xúc với nhân viên y tế là điều dưỡng, chỉ có 12% thời gian người bệnh được tiếp xúc với bác sĩ và các nghề khác. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế; dịch vụ điều dưỡng được cung cấp 24/24 giờ và 7/7 ngày trong tuần.

Việt Nam là một trong các quốc gia có mật độ điều dưỡng/vạn dân thuộc nhóm thấp nhất, mới bằng 1/8 các quốc gia phát triển; so với mục tiêu phấn đấu đạt 25 điều dưỡng/vạn dân vào năm 2025 thì đến nay mới đạt 60%. Thiếu điều dưỡng thì người bệnh sẽ thiệt thòi.

Thạc sĩ Phạm Ðức Mục cho biết, nhìn lại cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19, có bốn vấn đề cần chú ý từ góc độ điều dưỡng là: nhân lực điều dưỡng không đủ; thiếu điều dưỡng chuyên khoa; người bệnh nặng và tử vong chưa được chăm sóc đầy đủ; điều dưỡng là lực lượng tuyến đầu dễ bị tổn thương. Ðây là bài học đắt giá để ngành y tế đưa ra chiến lược khắc phục trong thời gian tới.

Thách thức lớn của các hệ thống y tế là sự gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, không chỉ do nguyên nhân gánh nặng bệnh tật làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế mà còn có nhiều yếu tố khác như: tăng sử dụng vật tư y tế đắt tiền, tăng áp dụng kỹ thuật cao, tăng chi phí đơn thuốc và tăng chi phí ngoài y tế. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách y tế cần định hướng lại lĩnh vực đầu tư để tái cấu trúc hệ thống y tế, bảo đảm hiệu quả chi phí trong chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp trực tiếp liên quan tới chất lượng khám chữa bệnh và an toàn người bệnh, là xương sống của hệ thống dịch vụ y tế nhưng đầu tư lại chưa tương xứng đang phổ biến ở khắp mọi nơi và ở mọi cấp của hệ thống y tế, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc người bệnh. Thiếu điều dưỡng là một trong nguyên nhân làm gia tăng bạo hành trong y tế vì dịch vụ không được cung cấp kịp thời làm người bệnh, người nhà người bệnh bức xúc...

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách y tế cần tăng cường đầu tư cho điều dưỡng, hộ sinh trong cả ba lĩnh vực là: giáo dục, việc làm và trao quyền cho điều dưỡng tham gia vào hoạch định chính sách y tế. Như vậy, đầu tư cho điều dưỡng là đầu tư cho sức khỏe, đầu tư cho người bệnh, đầu tư cho tương lai của chúng ta.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tham dự buổi lễ.

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Thức ăn đường phố được nhấn mạnh trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tỉnh Lào Cai năm 2025

Một trong những chủ đề triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (Tháng hành động) được UBND tỉnh chỉ ra trong Kế hoạch triển khai là “Thức ăn đường phố”. Ngoài ra, chủ đề còn được nhấn mạnh tới các bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; Tháng hành động kéo dài từ ngày 15/4 - 15/5/2025.

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Những năm qua, HĐND - UBND tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng thực hiện các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút nguồn nhân lực y tế. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đã có 1.424 lượt cán bộ y tế được hưởng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, thu hút đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Đáp ứng nhu cầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc bệnh lý suy thận có xu hướng gia tăng ở tất cả lứa tuổi. Trung bình mỗi năm có khoảng 600 bệnh nhân suy thận mạn được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho người bệnh điều trị, ngành y tế tỉnh đã quan tâm mở rộng đơn vị chạy thận nhân tạo.

fb yt zl tw