Đau mắt đỏ ở trẻ gia tăng, cảnh báo tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi

Dịch đau mắt đỏ ở trẻ đang gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, năm nay, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, số bệnh nhân bị bệnh nặng, ảnh hưởng đến thị lực cũng tăng hơn so với mọi năm.

Lây lan dịch đau mắt đỏ ở trẻ sau khi tựu trường

Dù mới tựu trường được 2 tuần nhưng đã ghi nhận tình trạng lây lan dịch đau mắt đỏ ở trẻ gia tăng. Theo ghi nhận của phóng viên VOV2, tại các phòng khám mắt, số lượng người bệnh đến khám cũng đã khá nhiều, trong đó có những gia đình cả nhà đưa nhau đi khám.

Trẻ nhỏ dễ bị lây lan thành dịch đau mắt đỏ do thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Thậm chí, ở nhiều trường, tốc độ lây lan nhanh đến nỗi cha mẹ trở tay không kịp. Chị Tạ Thu Hằng - mẹ bé Minh Trang hiện đang học tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, chỉ trong 2 ngày mà số học sinh bị đau mắt đỏ đã chiếm 2/3 sĩ số của lớp. Minh Trang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên sáng hôm sau chị vẫn cho con đi học bình thường.

“Tối đi học về con nói mắt khó chịu, cộm cộm thế là mình biết ngay bị lây rồi, lập tức rửa mắt ngay cho bạn ý. Sáng hôm sau mắt rất đỏ, ngủ dậy gỉ mắt rất nhiều. Thuốc không tra nhiều chỉ cần 1 loại. Ở nhà, tôi chỉ rửa cho cháu nước muối vì bệnh do virus, chỉ cần rửa mắt là vài ngày tự khỏi. Lớp đông xác định là đeo khẩu trang và kính chứ còn vẫn phải đi học”, chị Tạ Thu Hằng kể. Bên cạnh đó, không ít trong khi chưa thể đưa con đi khám bác sĩ đã lựa chọn giải pháp là dùng lại đơn thuốc cũ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám đau mắt đỏ ngay ngày đầu tiên bị bệnh.

Nguy cơ từ việc dùng sai thuốc kháng sinh cho con

Bệnh đau mắt đỏ (trong chuyên môn còn gọi là bệnh viêm kết mạc). Bệnh gây ra do trẻ bị nhiễm Adeno virus. Bệnh lây lan qua đường không khí, tiếp xúc gần với người bệnh, dùng chung các vật dụng như khăn rửa mặt, quần áo… Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan thành dịch ở trẻ là do thói quen sinh hoạt của các bé, chưa có ý thức trong phòng bệnh.

“Trẻ lây trực tiếp như dịch tiết nước mắt của trẻ khi tiếp xúc thì gây bệnh cho trẻ khác, còn gián tiếp thì qua tay chân của bố mẹ tiếp xúc với dịch tiết nước mắt của con, con bị bệnh khi tiếp xúc với trẻ khác thì sẽ lây cho trẻ khác. Đợt này quan sát thấy tỷ lệ bệnh nhân bị viêm kết mạc song lây lan sang viêm giác mạc thì xuất hiện khá nhiều so với mọi năm. Chưa có nghiên cứu, nhưng năm nay kéo dài lâu hơn, mọi năm 7 - 10 ngày nhưng nay phải khoảng 2 tuần mới khỏi. Tỷ lệ lây từ viêm kết mạc sang giác mạc cao hơn mọi năm” - BS Lương Đại Dương - Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết.

Theo BS Lương Đại Dương, thông thường điều trị bệnh đau mắt đỏ do virus không cần nhỏ thuốc kháng sinh, bệnh có thể tự khỏi nếu điều kiện vệ sinh tốt. Tuy nhiên, tại nước ta, do đau mắt đỏ dễ bị bội nhiễm nên khi điều trị thường sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Nhưng không phải vì thế mà các phụ huynh có thể tự ý dùng các loại thuốc có chứa kháng sinh để nhỏ mắt cho trẻ. Cách làm này không an toàn cho bệnh nhân bởi vì mỗi bệnh có biểu hiện và diễn biến khác nhau nên bệnh nhân cần được thăm khám để bác sĩ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp cũng như đánh giá thêm ngoài viêm kết mạc, bệnh nhi còn có tổn thương khác kèm theo không.

BS Lương Đại Dương cảnh báo đã có không ít trẻ bị ảnh hưởng thị lực do cha mẹ tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đau mắt đỏ cho trẻ.

“Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen ra hiệu thuốc để mua thuốc thì người dược sĩ đôi khi người ta cấp thuốc nhỏ mắt lại chứa thành phần chống viêm corticoid. Khi sử dụng thuốc chứa thành phần corticoid kéo dài có thể gây biến chứng ra những bệnh khác, ví dụ như viêm loét giác mạc, bệnh glocom gây mù lòa... Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp lạm dụng tự ý nhỏ thuốc, sử dụng thuốc có thành phần corticoid trong thời gian dài, sau đó thị lực của trẻ bị mất thì mới được đưa đến viện để điều trị.” - BS Lương Đại Dương khuyến cáo.

Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ là cha mẹ vẫn nên cho trẻ đến bệnh viện khám ngay ngày đầu tiên bị bệnh để bác sĩ đánh giá được tình trạng đau mắt đỏ và tìm được nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì vì hiện nay trong đợt dịch, ngoài nguyên nhân do nhiễm Adeno virus, trẻ có thể bị viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do dị ứng để từ đó, bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Sáng 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tổ chức Hội thảo hưởng ứng “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” tỉnh Lào Cai năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sinh non.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Với sự giúp đỡ về chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, trở thành điểm tựa vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân Bắc Hà. 

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những năm qua, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

fbytzltw