Đàm phán bế tắc, Dải Gaza đối mặt thảm họa nhân đạo tồi tệ

Hy vọng về các chuyến hàng nhân đạo vào Dải Gaza vừa nhen nhóm đã bị dập tắt khi hôm 22/10 cửa khẩu Rafah giữa Ai Cập và Dải Gaza đã phải tạm đóng cửa sau các vụ không kích.

Sau khi cửa khẩu biên giới Rafah được mở ngày 21/10, chỉ mới hai đoàn xe viện trợ nhân đạo di chuyển qua cửa khẩu Rafah để tiến vào Dải Gaza, bao gồm đoàn xe 20 chiếc của Tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ và đoàn 17 chiếc xe tải chở hàng viện trợ từ Ai Cập.

Mặc dù được đánh giá như muối bỏ biển so với nhu cầu nhân đạo tại Gaza, tuy nhiên các chuyến hàng viện trợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng và được mong đợi sau hơn 2 tuần xung đột giữa Israel và phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas. Dải Gaza đã bị phong tỏa hoàn toàn, cắt nguồn cung cấp điện, nước và lương thực, gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Khoảng 3.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào Gaza kể từ sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10.

Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp về sức khỏe của WHO khẳng định: “Hỗ trợ nhân đạo cần phải được tiến hành mỗi ngày. Hai triệu rưỡi người cần được hỗ trợ, trong khi đó hàng viện trợ chỉ như giọt nước trong đại dương nhu cầu hiện nay ở Gaza”.

Tuy nhiên, sau vụ không kích ngày 22/10, các chuyến hàng viện trợ đã buộc phải dừng lại. Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về căng thẳng leo thang tại Gaza được tổ chức tại thủ đô Cairo của Ai Cập đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ tuyên bố chung nào tiếp tục phủ bóng đen lên tình hình nhân đạo tại đây.

Đứng trước tình hình này, 5 cơ quan của Liên Hợp Quốc gồm Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chung báo động tình trạng nhân đạo ngày càng “thảm khốc” ở Gaza. Các cơ quan cứu trợ cũng liên tục cảnh báo về một thảm họa nhân đạo tồi tệ, khi nguồn lực tại các bệnh viện ở Gaza gần như cạn kiệt. Theo ước tính, với 2,4 triệu người dân Palestine đang mắc kẹt và hơn 40% số ngôi nhà ở Gaza đã bị hư hại hoặc phá hủy do xung đột, Gaza cần ít nhất 500 xe tải chở nhiên liệu, thực phẩm, thuốc men và nước hàng ngày, nhu cầu trước mắt bây giờ là 7.000 xe tải viện trợ ngay lập tức.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định công tác cứu hộ cần phải được đẩy mạnh để đảm bảo đời sống của người dân tại đây: “WHO đặc biệt quan ngại về sức khỏe và hạnh phúc của dân thường ở Gaza, những người đang phải chịu đựng các cuộc bắn phá và bao vây”.

Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu hòa bình tại khu vực cần đòi hỏi thời gian và nỗ lực của các bên, trong khi đó đối với dân thường đây sẽ là quãng thời gian quá dài và không thể chờ đợi, người dân trong khu vực phong tỏa sẽ đối mặt với thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Do đó, nhiệm vụ trước mắt là các bên cần phải thiết lập được hành lang nhân đạo tạm thời, giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người dân nơi đây, nếu không kịch bản không kích và đóng cửa cửa khẩu Rafah hoàn toàn có thể tái diễn bất cứ lúc nào.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw