Đặc sắc không gian văn hóa – nghệ thuật Việt Nam – Nhật Bản tại Cần Thơ

Trong 2 ngày 17 và 18/6, tại Cần Thơ diễn ra Chương trình Giao lưu Văn hóa - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản năm 2023. Sự kiện nằm trong chuỗi kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chương trình Giao lưu Văn hóa - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản năm 2023 tại TP. Cần Thơ chính thức khai mạc tối 17/6.

Với phong cách trang trí đặc trưng, chương trình thu hút nhiều người dân địa phương và du khách đến tham quan.

Mỗi gian hàng tham gia Chương trình đều được thiết kế đẹp mắt, giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng.

Chương trình với nhiều hoạt động ý nghĩa giới thiệu, trình diễn văn hóa, nghệ thuật giữa Việt Nam - Nhật Bản. Trong ảnh là gian hàng giới thiệu những bộ trang phục truyền thống của xứ sở hoa anh đào.

Đến với không gian Việt - Nhật, khách tham quan còn tìm hiểu về lịch sử của Việt Nam qua góc trưng bày ảnh sống động.

Người dân cũng có thể trải nghiệm làm đồ giấy thủ công Nhật Bản đầy thú vị...

Trải nghiệm trang phục Yukata - loại kimono làm bằng cotton bình thường được sử dụng vào mùa hè tại Nhật Bản.

Rất nhiều bạn trẻ cho biết khi đến chương trình rất thích được tạo dáng với những bộ trang phục truyền thống Nhật Bản, có nhiều bạn còn thuê cả đạo cụ để bộ trang phục hoàn hảo hơn.

Chương trình năm nay còn tạo điểm nhấn với Cuộc thi Việt - Nhật Cosplay Cup - “hóa thân, nhập vai” vào các nhân vật viễn tưởng.

Nhiều bạn trẻ đầu tư quần áo, tóc và cả trang điểm nhiều tiếng đồng hồ để tạo hình nhân vật chân thật nhất.

Những nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình xuất hiện tại Chương trình đã khiến người tham quan cực kỳ ấn tượng.

Nhiều người tạo dáng cùng nhân vật cosplay.

Về đêm, không gian giao lưu tại công viên Lưu Hữu Phước, quận Ninh Kiều, Cần Thơ càng thêm rực rỡ và dòng người đổ về tham quan, trải nghiệ đông hơn.

Chương trình có 70 gian hàng thương mại của các doanh nghiệp đến từ Việt Nam và Nhật Bản giới thiệu đến khách tham quan nhiều sản phẩm, dịch vụ đặc sắc và độc đáo.

Bạn Thạch Thị Kim Xuyến, đến từ tỉnh Sóc Trăng bày tỏ rất vui khi mua được những con cá may mắn - một đồ lưu niệm thủ công đẹp mắt của Nhật Bản tại Chương trình.

Hình ảnh một Geisha mặc các bộ kimono dệt tay truyền thống cũng xuất hiện tại các gian hàng.

Đặc biệt, đến chương trình, người tham quan còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc trưng của hai nước. Trong ảnh là tiết mục trình diễn thư pháp nghệ thuật trực tiếp của nghệ nhân đến từ thành phố Nasushiobara.

Các thầy cô, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ biểu diễn tiết mục hòa tấu nhạc cụ Việt Nam. Các nhạc cụ này cũng được Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Tiết mục sáo - trống truyền thống Nhật Bản.

Chương trình Giao lưu Văn hóa - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Cần Thơ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với giao lưu nhân dân và hợp tác song phương, mà còn thể hiện mong muốn đóng góp của Cần Thơ cho sự gắn kết, khát vọng và lợi ích phát triển chung của hai đất nước Việt Nam - Nhật Bản.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw