Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc - Nhắc lại lịch sử để tri ân quá khứ

Trong cuộc đời này không ai muốn chọn cho mình cái chết nhưng không có cái chết nào vĩ đại, vinh quang bằng sự hi sinh cho Tổ quốc. Nhắc lại cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc để tri ân đối với anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ngày 17/2/1979, thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam đã anh dũng, kiên cường chiến đấu đáp trả lại hành động của quân xâm lược, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. 46 năm đi qua, nhớ lại sự kiện bi thương này để chúng ta một lần nữa khẳng định, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là cuộc chiến đấu vì chính nghĩa và cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng với đó, chúng ta cũng đang nỗ lực giải quyết và bảo đảm đầy đủ các chế độ, chính sách cho đồng bào, chiến sĩ tham gia cuộc chiến đấu này. Đó cũng là truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta, luôn ghi nhớ và biết ơn những người đã cống hiến máu xương cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Kỷ niệm 46 năm cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2025), phóng viên VOV phỏng vấn Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam.

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Hanoimoi

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Hanoimoi

PV: Là người đã từng tham gia chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, và cũng đã có nhiều năm gắn bó với hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và hỗ trợ gia đình, thân nhân các liệt sĩ, Trung tướng có suy nghĩ như thế nào khi mà chúng ta ngồi đây hôm nay để nhắc nhớ về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc diễn ra cách đây đã 46 năm?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Chiến tranh là điều không ai muốn hết. Nhưng khi các cuộc chiến đã xảy ra, thì bất cứ một lý do gì cũng không thể lãng quên. Trách nhiệm mọi người là phải ôn lại lịch sử, phải nhớ lại lịch sử.

Thời gian có thể xóa đi những vết tích của đau thương, nhưng sự thật của cuộc chiến thì cần nhắc lại một cách đầy đủ, cần nhớ lại một cách chi tiết, đương nhiên là chúng ta không thêm bớt. Chúng ta không nên khoét sâu mâu thuẫn, khoét sâu hận thù mà chính là nhắc lại để rút ra những bài học, những kinh nghiệm cho hiện tại cũng như tương lai. Nhắc lại lịch sử, cũng là một cách tri ân đối với anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, trong các cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, gần 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống trên các chiến trường, kể cả Việt Nam, Lào và Campuchia. Sự hi sinh đó, tôi suy nghĩ là không uổng.

PV: Không uổng như Trung tướng nói là bởi vì đó là sự hi sinh cho nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc, cho chúng ta có được hòa bình trọn vẹn như ngày hôm nay?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Đó là vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Và chúng ta cũng thấy rằng đó là sự hi sinh xứng đáng, sự hi sinh vì dân tộc, vì đất nước bình yên.

Chỉ có điều đáng buồn là cho đến giờ phút này, chúng ta còn 53.000 liệt sĩ nữa chưa biết tên. Trong đó còn 18.000 liệt sĩ nữa đang nằm ở các chiến trường kể cả Việt Nam, Lào và Campuchia.

Có thể nói, mặt trận Vị Xuyên là hết sức ác liệt, chiến trường Hà Giang hết sức ác liệt. Cuộc chiến kéo dài cho đến năm 1989, nhưng từ đó đến nay công tác tìm kiếm, di chuyển hài cốt liệt sĩ còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết được. Chiến trường Hà Giang, tôi nắm không đầy đủ cũng có gần 5.000 liệt sĩ đã hy sinh ở đó. Trong gần 5.000 liệt sĩ này, thực chất là mới có hơn 3.000 liệt sĩ nằm ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên của Hà Giang. Còn hơn 1.000 liệt sĩ nữa chúng ta vẫn chưa tìm được hài cốt. Đây là một vấn đề nhức nhối nhất.

Trên chiến trường Vị Xuyên 1979. Ảnh tư liệu

Trên chiến trường Vị Xuyên 1979. Ảnh tư liệu

PV: Nhắc lại lịch sử không phải là để chúng ta đào sâu quá khứ, tạo thêm khoảng cách mà là để cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau biết rằng, cha anh chúng ta đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm như thế nào để gìn giữ núi sông, bờ cõi, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, nói đúng lịch sử, bản chất của sự kiện và cần đối xử công bằng với lịch sử. Thời thế, quan hệ, bạn và thù có thể có thay đổi, nhưng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.

Nhắc lại các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới là cách tri ân của người đang sống đối với người đã chết, là cách tri ân của dân tộc Việt Nam đối với các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, đã hi sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chúng ta nói như vậy là để thể hiện một cách đàng hoàng bản lĩnh của người Việt Nam trong các cuộc chiến tranh. Chúng ta không tự kiêu, tự mãn, nhưng mà chúng ta sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc lâm nguy. Chúng ta sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biên cương bờ cõi; sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mồ mả tổ tiên, ông bà và mảnh đất của dân tộc Việt Nam đã xây dựng qua hơn 4.000 năm lịch sử.

PV: Với các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Hội Hỗ trợ các gia đình liệt sĩ Việt Nam đã có những hoạt động hỗ trợ như thế nào?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đóng góp, giúp đỡ cho phần lớn là liệt sĩ trên mọi miền đất nước. Riêng với các liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, chúng tôi cũng đã góp phần thực hiện được một số việc.

Ví dụ cách đây 2 năm, Hội đã cùng với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Vị Xuyên để di chuyển 7 hài cốt liệt sĩ tìm được ở trong hang đá, trong các điểm cao về nghĩa trang liệt sĩ.

Chúng tôi cũng làm được một số việc như tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, tặng quà cho nhân dân ở vùng mà ngày trước là vùng chiến sự trên đó và đặc biệt là những con em đã hi sinh ở Hà Giang như một số thanh niên của Phú Thọ, Hải Phòng, Tuyên Quang, Yên Bái thì chúng tôi cũng đều tìm hiểu và tặng quà, tặng nhà tình nghĩa cho những thân nhân gia đình liệt sĩ có con em hi sinh ở khu vực phía Bắc rất nhiều.

Bộ đội ta hành quân ở Cao Bằng vào ngày 25/2/1979. Hình ảnh trên báo QĐND.

Bộ đội ta hành quân ở Cao Bằng vào ngày 25/2/1979. Hình ảnh trên báo QĐND.

PV: Chiến tranh ngày càng lùi xa, vết tích chiến trường cũng sẽ bị xóa mờ theo năm tháng, đây có phải là khó khăn lớn nhất trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ nói chung và hài cốt liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Chúng tôi cũng đã có ý kiến rất nhiều để giải quyết vấn đề này. Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và các đơn vị công binh phía Bắc cũng đã tích cực khắc phục vật cản ở khu vực chiến sự ngày xưa, để tìm hài cốt liệt sĩ. Nhưng bây giờ cũng lâu rồi, 46 năm rồi, nhiều hài cốt liệt sĩ lúc đó hi sinh ở trong hang đá, hi sinh ở khe suối rồi bom mìn xung quanh dày đặc, không chôn cất được thì hài cốt liệt sĩ cũng càng ngày càng mai một đi, càng tan biến vào lòng đất. Đúng là sống kiên cường bám đá, chết hóa đá kiên cường.

PV: Những năm gần đây, chính sách hỗ trợ cho các gia đình chính sách nói chung và gia đình, thân nhân liệt sĩ nói riêng đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm nhiều hơn, chế độ trợ cấp, phụ cấp cũng cao hơn. Nhưng nhìn chung đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn, chúng ta cần phải vào cuộc tích cực hơn nữa, đây cũng là những trăn trở của Hội Hỗ trợ gia đình các liệt sĩ?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Đảng và Chính phủ đã giải quyết chính sách đền ơn đáp nghĩa rất tốt. Thực tế các gia đình chính sách ở các địa phương đã có cuộc sống bằng hoặc là tương đối khá hơn so với trước, đó là nói về thu nhập. Nhưng thực tế thì họ khó khăn nhiều lắm, họ rất khó khăn ở chỗ bố mẹ liệt sĩ bây giờ là tuổi cao rồi, sức khỏe ngày càng yếu đi, không sản xuất, lao động được nhiều. Tiền trợ cấp, nếu nói thu nhập cao nhưng thực chất là không cao, còn khó khăn lắm.

Tôi đến hầu hết 63 tỉnh, thành trong cả nước, nhưng phần lớn nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ họ khó khăn. Các Mẹ Việt Nam anh hùng cho đến giờ phút này tôi thấy đỡ hơn. Nhưng thân nhân gia đình liệt sĩ thì nhiều nhà còn khó khăn lắm, có thể nói là họ thiệt thòi, nhất là những người vợ có chồng liệt sĩ trước đấy mà chưa có con, bây giờ họ già nghèo, khổ lắm.

Đây là những trường hợp mà chúng tôi có quan tâm, hết sức lưu ý, nhưng việc vận động tri ân, tài trợ cũng ngày càng khó vì doanh nghiệp làm ăn cũng chưa được tốt lắm. Cho nên việc tri ân, tài trợ, quỹ tri ân của họ cũng chưa được nhiều. Vì vậy mà sự giúp đỡ cho thân nhân gia đình liệt sĩ cũng chưa được hiệu quả và nhiều cho lắm.

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên- nơi an nghỉ của những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên- nơi an nghỉ của những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

PV: Những hi sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh, những con số đã nói lên rồi. Ông có cho rằng, đó là những hi sinh mất mát khó có thể nói hết thành lời…Và nó luôn nhắc nhở chúng ta không được lãng quên lịch sử?

Trung tướng Hoàng Khánh Hưng: Trong cuộc đời này không ai muốn chọn cho mình cái chết, ai cũng thích sống, nhưng không có cái chết nào vĩ đại, vinh quang bằng sự hi sinh cho Tổ quốc. Trong thời đại ngày nay, khi kẻ thù muốn thôn tính nước ta, chúng ta không chịu khuất phục thì chúng ta chiến đấu. Không phải là không có những lớp người tiên phong đâu, tôi rất tin tưởng lớp trẻ bây giờ, khi được giác ngộ cách mạng, nhận thức đúng vai trò, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, họ sẵn sàng xả thân, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hy sinh. Để có được độc lập, tự do thì không ai tiếc xương máu của mình cả.

PV: Xin cảm ơn Trung tướng!

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng kiểm tra thực hiện công tác quân sự, quốc phòng tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai

Bộ Quốc phòng kiểm tra thực hiện công tác quân sự, quốc phòng tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai

Sáng 9/6, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Đỗ Xuân Tụng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra, nắm tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và sắp xếp lại cơ quan quân sự địa phương khi thực hiện chính quyền hai cấp.

Bia trấn ải Pha Long - biểu tượng của lòng yêu nước

Bia trấn ải Pha Long - biểu tượng của lòng yêu nước

Bia trấn ải Pha Long - không chỉ là biểu tượng khẳng định chủ quyền quốc gia, mà còn là nơi tưởng niệm những người lính đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Nơi đây hằng năm thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu.

Bộ đội Biên phòng Lào Cai triển khai kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy

Bộ đội Biên phòng Lào Cai triển khai kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy

Hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" năm 2025 (từ ngày 01 - 30/6) của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai xây dựng, triển khai Kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên địa bàn biên giới tỉnh Lào Cai.

Tưng bừng ngày hội “mầm xanh vùng 4” chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6)

Tưng bừng ngày hội “mầm xanh vùng 4” chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6)

Ngày 31/5 tại Khu đô thị căn cứ quân sự Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức chuỗi hoạt động sôi nổi, ý nghĩa dành cho thiếu nhi nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Chương trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng đối với bậc mầm non tương lai đang sinh sống tại khu vực căn cứ, góp phần hun đúc tình yêu biển đảo quê hương với những "mầm xanh vùng 4".

Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Sáng 30/5, tại thành phố Hải Phòng, Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại cơ quan Bộ Tư lệnh Hải quân và trực tuyến.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tại Bộ Công an

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tại Bộ Công an

Chiều 19/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Hiệu quả “Ngày kỹ thuật”

Đại đội Trinh sát - Cơ giới: Hiệu quả “Ngày kỹ thuật”

Thực hiện Cuộc vận động 50 về “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm”, Đại đội Trinh sát - Cơ giới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, trong đó thực hiện thường xuyên, hiệu quả “Ngày kỹ thuật”. Qua đó đã giúp sửa chữa, bảo dưỡng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật được giao, nhất là xe thiết giáp, đáp ứng tốt yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Tham mưu thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Tham mưu thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Ngày 3/3/1959, tại lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Bác Hồ đã đến dự, động viên và giao nhiệm vụ cho lực lượng công an, bộ đội thông qua bài thơ, đó là: “Đoàn kết, cảnh giác/Liêm chính, kiệm cần/Hoàn thành nhiệm vụ/Khắc phục khó khăn/Dũng cảm trước địch/Vì nước quên thân/Trung thành với Đảng/Tận tụy với dân”.

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 13/5, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Đảng ủy Học viện Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện chủ trì hội nghị.

fb yt zl tw