Công diễn, trao giải ca khúc mới và công bố logo huyện Bảo Thắng

Tối 20/9, huyện Bảo Thắng tổ chức chương trình công diễn, trao giải ca khúc mới và công bố biểu trưng (logo) huyện Bảo Thắng.

Tham dự chương trình có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các nhạc sỹ, họa sỹ, diễn viên và đông đảo Nhân dân trên địa bàn huyện.

4.jpg
Ca khúc mới được công diễn tại chương trình.

Cuộc thi thiết kế logo và sáng tác ca khúc về huyện Bảo Thắng nhằm chọn một thiết kế tiêu biểu có tính kế thừa, thể hiện nét riêng về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội để làm biểu trưng của huyện Bảo Thắng; khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống anh hùng, tạo sự đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ và Nhân dân, quyết tâm xây dựng Bảo Thắng giàu đẹp, văn minh.

2.jpg
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng đánh giá Cuộc thi thiết kế logo và sáng tác ca khúc về huyện.

Qua 12 tháng phát động, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 110 mẫu logo của 46 tác giả trong toàn quốc gửi về tham dự. Các tác phẩm logo được sơ loại và chấm theo tiêu chí quy định; trong tốp 10 logo vào chung khảo, Ban Tổ chức đã chọn ra 4 mẫu logo đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để xin ý kiến Nhân dân. Đã có trên 1.200 lượt bình chọn và 50 ý kiến tham gia trực tiếp với cơ quan thường trực cuộc thi.

Kết quả, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 4 mẫu logo để trao giải. Trong đó có 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.

Giải Nhất được trao cho tác giả Ngọc Huy Mẫn (phường Hoà Khê, Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng). Đây cũng được chọn làm biểu trưng của huyện Bảo Thắng. Logo đạt giải Nhất có hình tượng đẹp, thể hiện những nét đặc trưng của huyện như (di tích lịch sử, nhịp cầu, dòng sông và biểu tượng đô thị tương lai) thể hiện sự phát triển. Hai chữ cái BT cách điệu như cánh buồm căng gió đưa Bảo Thắng vươn lên xây dựng và phát triển.

6.jpg
Trao giải Nhất thiết kế logo cho tác giả Ngọc Huy Mẫn.
1b.jpg
Logo đạt giải Nhất được chọn làm biểu trưng của huyện Bảo Thắng.
7.jpg
Trao giải cho tác giả đạt giải Ba thiết kế logo huyện Bảo Thắng.

Đối với cuộc thi sáng tác ca khúc về Bảo Thắng, Ban Tổ chức đã nhận được 36 ca khúc của 26 tác giả tham gia.

Theo đánh giá của Ban Giám khảo, đa số các tác phẩm đều khắc họa được những nét đặc trưng riêng có của Bảo Thắng, khai thác được bản sắc văn hóa của dân tộc để đưa vào tác phẩm. Ca từ của các ca khúc có nét sâu sắc, tạo nên những hình tượng nổi bật làm xúc động người nghe, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng cho Nhân dân quê hương Bảo Thắng.

1a.jpg
Trao giải Nhì cho tác giả Nguyễn Huy Hoàng (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng) với ca khúc Bảo Thắng âm vang bản hùng ca.
8.jpg
10.jpg
9.jpg
Trao giải cho các tác giả đạt giải.

Kết quả, Ban Tổ chức đã lựa chọn 12 tác phẩm để trao giải. Trong đó, giải cao nhất là giải Nhì được trao cho tác giả Nguyễn Huy Hoàng (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng) với ca khúc Bảo Thắng âm vang bản hùng ca; Ban Tổ chức đã trao 2 giải Ba, 3 giải chuyên đề và 6 giải phong trào cho các tác giả.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Quang Úy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cảm ơn những tình cảm của các tác giả dành cho quê hương Bảo Thắng. Đồng thời đề nghị các đồng chí cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân huyện Bảo Thắng cùng chung tay đón nhận, quảng bá những ca khúc mới và hình ảnh biểu trưng của huyện, góp phần đưa hình ảnh quê hương Bảo Thắng ngày càng vươn cao vươn xa.

a.jpg
5.jpg
3.jpg
Một số ca khúc mới được biểu diễn tại chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc trong năm 2024

Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc trong năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc năm 2024. Theo đó, thông qua các hoạt động tuyên truyền để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc, định hướng và thúc đẩy xu hướng thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

Hệ thống cơ sở dữ liệu - nền tảng phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình

Hệ thống cơ sở dữ liệu - nền tảng phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, dữ liệu đã và đang trở thành một trong những nguồn lực quý giá nhất, không chỉ là nền tảng mà còn định hình sự phát triển của các ngành kinh tế số. Với ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, việc phát triển cơ sở dữ liệu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề đã được đề cập tại hội thảo "Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”, được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội.

Hiểu hơn về Hà Nội thời Pháp thuộc

Hiểu hơn về Hà Nội thời Pháp thuộc

Cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của tác giả Đào Thị Diến cho người đọc hình dung rõ hơn về một số lát cắt của lịch sử Hà Nội thời Pháp thuộc.

Triển lãm 'Tụ' - lan tỏa vẻ đẹp hồi sinh của thiên nhiên

Triển lãm 'Tụ' - lan tỏa vẻ đẹp hồi sinh của thiên nhiên

Không đơn thuần là hành trình cùng nhau thực hiện một triển lãm tranh, "Tụ" đánh dấu sự kết hợp của 5 họa sĩ đến từ Hải Dương. Họ gặp nhau ở niềm đam mê hội họa. Từ những bản sắc riêng biệt, đậm dấu ấn cá nhân, các họa sĩ đã làm nên "Tụ" với những câu chuyện riêng nhưng ở đó ta thấy được đời sống của nghệ thuật hôm nay.

Dấu xưa Lão Nhai

Dấu xưa Lão Nhai

Trong ký ức của nhiều người dân thành phố Lào Cai, Lão Nhai là một hình ảnh quen thuộc, đầy ắp những câu chuyện xưa cũ, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của thành phố.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

fbytzltw