Con trâu trong lời kể dân gian

LCĐT - Theo quan niệm dân gian, con trâu là “vật thiêng”, là biểu tượng của sức mạnh, sự bền bỉ, chăm chỉ, đồng thời là tài sản phản ánh sự giàu sang, phú quý. Năm Tân Sửu xin kể hình tượng con trâu trong ca dao, thành ngữ và truyện kể của các dân tộc Mông, Dao, Bố Y, Giáy ở Lào Cai.

Hình minh họa.

Con trâu trong chuyện kể của người Mông: Đối với người Mông, con trâu được hình tượng hóa trong ca dao, thành ngữ. Để nói về tình cảm của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, người Mông thường nói câu cửa miệng: “Cha mẹ nợ con trai một con dâu/Con trai nợ mẹ một con trâu” hoặc “Cha mẹ nợ con trai một đám cưới/Con trai nợ cha mẹ một con trâu ma”. Đề cập tới sức khỏe của con trâu, có câu “Trâu mà kềnh (ngã)/Hổ cũng không đứng vững”, “Đuôi trâu vụt vào thân không đau, sừng trâu không nặng đầu con trâu”. Nói đến kinh nghiệm nuôi và chăm sóc, thuần dưỡng trâu, có câu: “Lấy vợ, lấy chồng chọn nơi/Mua trâu, mua bò chọn khoáy”. Câu thành ngữ mượn hình ảnh con trâu, ngựa ví von với tính cách của con người: “Người già chưa hết ham muốn/Tựa trâu già, ngựa già ước cỏ non”…

Con trâu trong chuyện kể của người Dao: Theo quan niệm của người Dao tuyển, hình tượng con trâu chính là biểu tượng đội quân binh (quân âm binh) của thầy cúng. Hình ảnh con trâu được thêu trên dây lưng buộc bụng thầy, nửa trên dây buộc có 9 con trâu, nửa dưới có 10 con trâu, 2 con trâu quay đầu vào nhau có ý nghĩa thầy điều khiển được đội quân binh của mình đi bắt hoặc trừng trị ma tà. Sừng con trâu đực ngã núi chết tự nhiên sẽ được các thầy lựa chọn làm tù và, quẻ âm dương để thỉnh mời Ngọc Hoàng thượng đế và thần linh xuống chứng kiến các nghi lễ của người Dao như lễ cấp sắc, tết nhảy... Tranh thờ là loại tranh thiêng của người Dao đỏ có nhiều hình vẽ các con vật, trong đó có hình đầu con trâu, thân con người ở bộ tranh Tam Thanh (Phàm Sinh) có ý nghĩa cầu cho mùa cấy, gieo trồng được mùa màng bội thu…

Con trâu trong chuyện kể của người Bố Y: Người Bố Y có tết tạ ơn trâu (sử dề pà). Truyền thuyết kể lại: Ngày xửa ngày xưa, khi đó chưa có con trâu, con người chỉ sử dụng cuốc để làm đất và sản xuất nên cuộc sống rất vất vả, khó khăn. Một ngày, Ngọc Hoàng cử hai người trên trời xuống báo với con người rằng ba ngày mới được ăn một bữa cơm, một ngày phải chải đầu ba lần. Có như vậy cuộc sống mới đỡ khó khăn, vất vả. Hai người này phụng mệnh xuống thông báo cho con người. Nhưng vì đường sá xa xôi, đi lâu ngày hai người này đã quên mất lời dặn dò của Ngọc Hoàng và thông báo nhầm. Họ nói rằng con người một ngày ăn ba bữa cơm, ba ngày phải chải đầu một lần. Vì vậy, con người ăn một ngày ba bữa và ba ngày mới gội đầu chải tóc một lần. Họ ăn rất nhiều và thải ra rất nhiều phân. Vì ăn nhiều nên cuộc sống lại càng khó khăn hơn, làm mãi vẫn không đủ ăn. Vào ngày mùng 8/4, người Bố Y cử hai người lên thưa kiện với Ngọc Hoàng về chuyện này. Ngọc Hoàng đã phạt hai người đưa tin sai. Một người bị hóa phép biến thành con trâu xuống hạ giới giúp con người đi cày, bừa ruộng nương; một người bị hóa phép biến thành con bọ hung chuyên đi dọn dẹp phân. Từ đó, con trâu ở lại trần gian giúp con người cày kéo và sản xuất. Người Bố Y lấy ngày mùng 8/4 để kỷ niệm ngày sinh nhật của con trâu.

Con trâu trong chuyện kể của người Giáy: Trong Lễ hội Xuống đồng (Roóng poọc) của người Giáy, trên mâm cúng có bày món bánh giày đều làm theo hình núm vú, người Giáy gọi là núm vú trâu trắng. Người Giáy quan niệm rằng bà tổ sinh ra là trâu trắng (dà vài khao). Trâu trắng cứu người, tìm ra nguồn nước để người Giáy định cư ổn định cuộc sống lâu dài bằng cách làm ruộng nước. Do đó, trong Lễ hội Xuống đồng, người Giáy làm bánh giày biểu tượng là núm vú trâu trắng, biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển, làm ăn may mắn…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Trong dòng chảy của điện ảnh, phim tài liệu luôn giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, ghi lại chân thực đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số, phim tài liệu Việt Nam đứng trước thách thức phải vượt qua định kiến “ký ức lưu trữ” để trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1975), sẽ diễn ra vào 20h tối nay (ngày 27/4) trên VTV1 tại 3 địa điểm Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục đặc sắc, chiều 26/4, tại xã Pha Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Mường Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai năm 2025.

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề "Biên giới là quê hương", tối 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Khương tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025.

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề Biên giới là quê hương, tối 25/4, Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025 đã được tổ chức tại trường Tiểu học xã Pha Long, huyện Mường Khương. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương tổ chức.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw