Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Sáng 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Phát biểu ý kiến, đề cập vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác chống lãng phí.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định). (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định). (Ảnh: DUY LINH)

Trong đó, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quốc hội thực hiện giám sát tối cao và ban hành nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Gần đây nhất, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có thêm nhiệm vụ phòng, chống lãng phí với trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Đặc biệt, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Đây là thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội.

Bài viết đã đánh giá lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.

Nói về nguyên của tình trạng trên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho biết, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Các đại biểu dự phiên họp sáng 4/11. (Ảnh: DUY LINH)
Các đại biểu dự phiên họp sáng 4/11. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, của Nhà nước không hiệu quả. Nhưng thực tế, theo đại biểu, còn có lãng phí về cơ hội và thời gian.

“Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định rằng, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người. Khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.

Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp. Bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, đất nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Một nguyên nhân nữa được đại biểu đoàn Nam Định chỉ ra là bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án gần địa phương, bộ ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực.

Sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, tính toán chủ quan, không tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Vừa qua một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

Ngoài ra, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, chủ yếu mang tính cảnh báo, nhắc nhở.

Từ đó, đại biểu Mai Thị Phương Hoa nhấn mạnh nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) lo ngại tại những địa phương vùng cao, có những khoáng sản đi kèm như đất, đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng khai thác, bị thải bỏ gây ra lãng phí.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện để sử dụng thay thế làm vật liệu thông thường.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). (Ảnh: DUY LINH)

Cũng về vấn đề chống lãng phí, ở một góc độ khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, báo cáo của Chính phủ chỉ rõ: từ năm 2021 đến tháng 8/2024 có hơn 3.000 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa (chiếm 18.9% trong tổng số các quy định được rà soát). Đây là một con số rất lớn.

Theo đại biểu, những thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà trong kinh doanh là nút thắt, sức cản lớn đối với người dân và doanh nghiệp. Những thủ tục không cần thiết này làm lãng phí thời gian, lãng phí các nguồn lực xã hội và lãng phí cả những cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

“Con số hơn 3.000 thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa mang cả tính hiệu vui và chưa vui. Tín hiệu vui vì đây là kết quả của sự rà soát tích cực, trách nhiệm và khoa học. Nhưng chưa vui vì con số này cũng là kết quả của sự hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua”, đại biểu phân tích.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, đại biểu kiến nghị cần tập rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp…

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Làm tốt công tác tuyên truyền, khánh tiết phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh lần thứ XXV

Làm tốt công tác tuyên truyền, khánh tiết phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh lần thứ XXV

Chiều 25/11, để chuẩn bị cho công tác tuyên truyền phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Tiểu ban Tuyên truyền - Khánh tiết đã tổ chức họp, thống nhất các nội dung tuyên truyền về Đại hội.

Bài cuối: Nối tiếp truyền thống cha, ông

70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Lào Cai: Bài cuối: Nối tiếp truyền thống cha, ông

Năm 1975, non sông thống nhất, hàng trăm gia đình cán bộ, đồng bào miền Nam trở về quê hương sau 21 năm sinh sống, làm việc tại Lào Cai. Trong khi đó, không ít gia đình cùng thế hệ con cháu chọn tiếp tục gắn bó với quê hương mới. Trong cái riêng giữa cái chung ấy, họ góp phần làm nên vùng đất, con người Lào Cai với đặc trưng cần mẫn, chăm chỉ lao động, sống giản dị của đồng bào vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và có cái khoáng đạt, tự tin, dứt khoát, lạc quan của đồng bào Nam Bộ.

Bài 1: Những cán bộ miền Nam trưởng thành ở Bảo Thắng

70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Lào Cai: Bài 1: Những cán bộ miền Nam trưởng thành ở Bảo Thắng

Năm 1954, trong số hơn 70 nghìn cán bộ, bộ đội, học sinh, người có cảm tình sâu sắc với Việt Minh tại miền Nam tập kết ra Bắc, nhiều người sau đó đã đến tỉnh Lào Cai. Tại huyện Bảo Thắng, một số cán bộ miền Nam tập kết tiếp tục được đào tạo, có cơ hội rèn luyện, phấn đấu, trở thành cán bộ với năng lực công tác tốt, được bổ nhiệm, phân công giữ các chức vụ lãnh đạo, chủ chốt, các ngành của huyện, đúng như khẩu hiệu trước lúc lên đường ra Bắc hồi bấy giờ là “Đi vinh quang, ở (lại) anh dũng”.

Thị trấn du lịch Bắc Hà nhìn từ trên cao. (Ảnh: Văn phòng Huyện ủy Bắc Hà)

Bắc Hà tạo nền móng vững chắc cho một giai đoạn mới

Huyện Bắc Hà triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong điều kiện không mấy thuận lợi. Đó là tình hình biến động giá nguyên - nhiên liệu, vật tư đầu vào gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Về nội tại, xuất phát điểm nhiều lĩnh vực của huyện Bắc Hà rất thấp như hạ tầng, nguồn nhân lực, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Linh hoạt giải quyết vướng mắc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở cho hộ bị thiên tai

Linh hoạt giải quyết vướng mắc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở cho hộ bị thiên tai

Đó là chỉ đạo của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị đôn đốc công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà do ảnh hưởng cơn bão số 3, do Tỉnh ủy tổ chức chiều 15/11.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với các Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV của Đảng, cho ý kiến vào các dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.

Lại thêm những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân

Lại thêm những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân

Những ngày này, khi các địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai công tác khám sức khỏe (từ ngày 1/11 đến 31/12), gọi thanh niên nhập ngũ thì trên không gian mạng lại xuất hiện các thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc việc tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), đả kích môi trường quân ngũ.

fbytzltw