Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 30/10/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ chín (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

img-0188.jpg
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp ở hội trường ngày 30/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe các nội dung sau:

(i) Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

(ii) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

(iii) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

(iv) Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: (i) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. (ii) Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Buổi chiều

Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để tiến hành các nội dung sau:

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.

Tại phiên thảo luận đã có 11 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản đánh giá cao việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về các nội dung: bố cục của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; nhiệm vụ phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; hành vi bị nghiêm cấm; hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân; tổ chức lực lượng phòng không nhân dân; thời hạn phục vụ, độ tuổi huy động lực lượng phòng không nhân dân rộng rãi; nội dung hoạt động phòng không nhân dân; xây dựng kế hoạch, thế trận phòng không nhân dân; bồi dưỡng, tập huấn về phòng không nhân dân; công trình phòng không nhân dân; hợp tác quốc tế về phòng không nhân dân; nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay khác; nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay khác; cấp phép bay, đình chỉ bay, tạm giữ, chế áp đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác; quản lý, bảo vệ trận địa phòng không; chế độ, chính sách đối với người được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân; nguồn lực cho hoạt động phòng không nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương các cấp về phòng không nhân dân và quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay khác; quy định chuyển tiếp; kỹ thuật lập pháp.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe các nội dung sau:

(i) Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.

(ii) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng. (iii) Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

(iv) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Sau đó, Quốc hội xem video clip về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Thứ năm, ngày 31/10/2024:(i) Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng; Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; (ii) Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

fbytzltw