''Con đường lịch sử'' thể hiện hình ảnh đầy tự hào về người lính Bộ đội cụ Hồ

Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" đã diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam và phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Các đại biểu dự chương trình.
Các đại biểu dự chương trình.

Dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Với sự tham gia trực tiếp của gần 3.000 diễn viên chuyên nghiệp và các chiến sĩ đại diện các lực lượng Hải quân, Lục quân, Không quân, Đặc công, Biên phòng, cùng với khối lượng lớn vũ khí, khí tài, đạo cụ…, chương trình là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, còn là biểu tượng của ý chí độc lập, tinh thần tự cường và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.

Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.
Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.

Cách đây 80 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Lực lượng vũ trang nhân dân từ khi ra đời trong mỗi giai đoạn, thời điểm lịch sử của đất nước đều thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, quân đội ta thực sự là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng; là lực lượng chính trị; lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân; làm tròn chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Với 3 phần nội dung chính: "Con đường độc lập", "Con đường thống nhất" và "Con đường tiến lên kỷ nguyên mới", chương trình mang đến những màn biểu diễn quy mô lớn, tái hiện trận đánh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam với chủ đề “Trận đầu phải thắng”; tình yêu và tinh thần quyết chiến quyết thắng Điện Biên Phủ; tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ những đoàn tàu 0 số, những con đường bí mật trên bộ, trên biển và cả những mất mát thầm lặng trong ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Qua đó, lan tỏa thông điệp: tình yêu con người, tình yêu gia đình, tình yêu đất nước là sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ trong suốt 80 năm qua. Đồng thời khẳng định tình cảm đặc biệt của mỗi người dân Việt Nam đối với những người chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ.

Chương 1 “Con đường độc lập”, thông qua các vở nhạc kịch, tiết mục: “Trận đầu phải thắng”, “Cờ Việt Minh”; “Từ nhân dân mà ra”; “Đâu có giặc là ta cứ đi”... tái hiện lại trận đánh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (lúc đó là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) với trận Phay Khắt – Nà Ngần; câu chuyện về làng Vân Sa với những người dân dùng cả cờ thần và quần áo thành hoàng làng để ủng hộ phong trào “Mùa đông binh sĩ”; niềm vui của dân tộc với chiến thắng Điện Biên Phủ.

Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.
Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.

Các tiết mục “Ta ra trận hôm nay”; “Bản hùng ca trên biển”; “Câu chuyện ‘Thời cơ’” của chương 2 “Con đường thống nhất” đã tái hiện lại con đường 559 huyền thoại cùng các lực lượng kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững thông suốt cho mạch máu giao thông với ý chí “Dù đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải thống nhất đất nước”; câu chuyện về bến Lộ Diệu tại Bình Định nơi có những chuyến đi bí mật và sự đùm bọc bất chấp nguy hiểm của nhân dân với bộ đội; câu chuyện "cái Trí - cái Tài" và nghệ thuật quân sự của quân đội ta tại căn hầm huyền thoại D67.

“Con đường tiến lên kỷ nguyên mới” là tên của chương 3, với các tiết mục “Mệnh lệnh từ trái tim”; “Những con đường màu xanh” (Đội quân lao động, sản xuất)... khắc họa hình ảnh người lính Bộ đội cụ Hồ với sự đồng cam cộng khổ với Nhân dân, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng, tài sản của nhân dân; về kỳ tích 20 năm đường tuần tra biên giới cùng Thiếu tướng Hoàng Kiền và những dự án phục vụ chiến đấu, phục vụ dân sinh; về 10 Lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.
Các nghệ sĩ quân đội tham gia chương trình nghệ thuật chính luận.

Tại chương trình, còn có giao lưu điển hình 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, với câu chuyện của một già làng cả đời cùng bộ đội bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nhạc kịch là một điểm nhấn nghệ thuật của chương trình. Nhân vật em bé Hồng, dựa trên hình tượng nhân vật trong hồi ký "Từ nhân dân mà ra" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được chọn làm hình tượng nghệ thuật xuyên suốt. Bên cạnh đó, những câu chuyện có thật về đám cưới trên hầm Đờ-cát của cặp vợ chồng: nữ quân y Nguyễn Thị Ngọc Toản và Đại đoàn phó Đại đoàn Quân tiên phong Cao Văn Khánh; những bức thư cho người ở lại, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ khi làm nhiệm vụ cứu trợ đồng bào trong bão lũ... được lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo, thể hiện trọn vẹn hình ảnh đẹp, đầy tự hào về người chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ.

Các màn trình diễn âm nhạc và nghệ thuật được dàn dựng công phu đã tái hiện những “Con đường lịch sử” - biểu tượng của máu, hoa và ý chí chiến thắng, góp phần khẳng định giá trị lịch sử hào hùng và con đường tiến lên xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới.

Các cựu chiến binh dự chương trình.
Các cựu chiến binh dự chương trình.

Một dự án đồng hành đặc biệt với “Con đường lịch sử” là cuộc thi vẽ tranh “Cháu yêu chú bộ đội” do VTV phối hợp cùng Bộ Quốc phòng và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hội đồng đội Trung ương tổ chức, được bình chọn trên nền tảng số của VTV.

80 tác phẩm được yêu thích nhất - đại diện cho 80 năm kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam được trưng bày như một phần thể hiện đặc biệt trong chương trình. Tình yêu trong trẻo, niềm tin trọn vẹn của những công dân nhỏ tuổi, tương lai của đất nước dành cho các cô, chú bộ đội là thông điệp đẹp nhất của dự án này. Đây cũng sẽ là món quà chương trình gửi tặng Bộ Quốc phòng nói riêng và những người lính Bộ đội cụ Hồ trên cả nước.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw