Coi chừng khi được mai mối kết hôn với đàn ông nước ngoài

Ngày 27/5, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh Lai Châu thông tin cho biết hoạt động hôn nhân thông qua môi giới giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc gần đây ngày càng có chiều hướng gia tăng, phức tạp.

Theo đó, đa số là những phụ nữ trẻ người dân tộc thiểu số, sinh sống ở các địa bàn vùng núi, nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa, hiểu biết về pháp luật hạn chế.

Họ thường tìm hiểu qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Wechat rồi tự nguyện kết hôn với người Trung Quốc hoặc thông qua họ hàng, bạn bè đang sinh sống, lấy chồng ở Trung Quốc giới thiệu, mai mối vì mục đích kinh tế, muốn có cuộc sống nhàn hạ.

Đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ Việt chủ yếu là người có độ tuổi ngoài 30 trở lên, chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, có thu nhập thấp, công việc không ổn định, cơ bản là lao động phổ thông hoặc làm công nhân trong các nhà máy, phân xưởng không đủ khả năng kinh tế lấy vợ Trung Quốc.

Trong khi đó, nếu kết hôn với phụ nữ Việt thì chi phí thấp, thuận tiện đi lại, thủ tục đăng kí kết hôn dễ dàng.

Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và đặc biệt là thông tin sai lệch do môi giới cung cấp nên nhiều cặp vợ chồng đã xảy ra xung đột dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ; gia đình chồng ngược đãi, lạm dụng, lao động khổ cực nên đã tìm cách bỏ trốn về nước hoặc bị các đối tượng dụ dỗ, lừa đưa vào con đường phạm pháp như hoạt động mại dâm, tham gia đường dây lừa đảo...

Hiện nay, các đối tượng môi giới thường sử dụng thủ đoạn hết sức tinh vi thông qua mạng xã hội Weichat để giao dịch móc nối với người Trung Quốc đang có nhu cầu tìm phụ nữ Việt làm vợ.

Sau khi cho xem hình ảnh trên Zalo, Facebook hoặc Weichat, nếu đồng ý thì người Trung Quốc sẽ nhập cảnh và đến gia đình nhà gái xem mặt, đặt sính lễ, khoảng từ 30 đến 150 triệu đồng.

Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì các đối tượng này chỉ khai nhận được người Trung Quốc thuê làm phiên dịch với giá tiền công 200.000-350.000 đồng/1 ngày, hoặc thuê xe chở đi thăm quan, du lịch ngoài ra không biết gì.

Việc giao dịch trả tiền công môi giới sẽ trả đủ thông qua ứng dụng tài khoản Wechat ở nước ngoài, hỗ trợ thủ tục kết hôn được trả khi đã có giấy tờ kết hôn hợp pháp.

Cơ bản những gia đình có con gái kết hôn với người Trung Quốc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ sẽ nhận số tiền đặt sính lễ rất cao nên đã đồng ý gả con cho người Trung Quốc mà không biết con em mình có thể gặp phải rủi ro, hệ lụy từ việc môi giới, kết hôn chóng vánh này.

Theo ghi nhận từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn Lai Châu đã có một số trường hợp kết hôn với người Trung Quốc, cơ bản số phụ nữ này là người dân tộc thiểu số, thông qua họ hàng lấy chồng ở Trung Quốc làm mối sau đó đưa người Trung Quốc đến xem mặt và tổ chức xin cưới.

Ngoài ra cũng có nhiều người Trung Quốc tự nhập cảnh vào địa bàn Lai Châu với mục đích tìm phụ nữ Việt để kết hôn.

Trước thực trạng trên, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh Lai Châu khuyến cáo người dân khi muốn kết hôn với người nước ngoài cần tìm hiểu kỹ về công việc, đời sống của người mình lấy làm chồng, tránh tình trạng sau khi kết hôn không chịu đựng những hệ lụy phát sinh phải trốn chạy về nước gây thiệt hại, tổn thương cho con cái cũng như bản thân.

Nếu không tìm hiểu kỹ có thể bị lừa đảo, rơi vào các đường dây buôn người, bán dâm, tham gia vào các đường dây tội phạm khác.

Các cấp chính quyền cơ sở, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu cần quan tâm tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về những rủi ro của hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp để người dân nâng cao cảnh giác, phòng ngừa, chủ động tố giác đối tượng phạm tội tổ chức đưa người ra nước ngoài kết hôn trái phép.

Theo kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw