Cô gái Lào Cai giành học bổng toàn phần tiến sĩ ngành Giáo dục

Nguyễn Thị Ngọc Bích (25 tuổi, quê Lào Cai) đang là nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm Vân Nam ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế. Từng là sinh viên ngành Công nghệ sinh học, sau tốt nghiệp Ngọc Bích quyết định rẽ hướng sang ngành giáo dục, thành công chinh phục học bổng toàn phần hệ thạc sĩ và đang tiếp tục trên con đường học thuật với mong muốn trở thành giảng viên tại một trường đại học ở Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở miền đất Lào Cai nên phần lớn việc học tập đều do Ngọc Bích lựa chọn. Chia sẻ về lý do quyết định học ngành Công nghệ Sinh học của trường Đại học Mở Hà Nội, cô gái cho biết từ năm cấp 2 đến hết năm cấp 3 Bích rất yêu thích, có năng khiếu học môn Sinh học và giành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi của trường.

Tuy nhiên, khi bắt đầu học đại học cô gái Lào Cai chợt nhận ra đây không phải là ngành học bản thân thực sự tâm huyết, yêu thích và đam mê. “Mình không có cảm giác hứng thú khi tìm hiểu về ngành Công nghệ Sinh học. Đến thời điểm đó mình bắt đầu tự định hướng tìm một ngành nghề, một con đường khác để theo đuổi”, Bích chia sẻ.

Nguyễn Thị Ngọc Bích (25 tuổi, quê Lào Cai) đang là nghiên cứu sinh trường Đại học sư phạm Vân Nam ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế.

Một thời gian ngắn sau, Ngọc Bích biết đến tiếng Trung và mục đích tìm hiểu, học đều xuất phát từ việc mong muốn biết thêm một ngôn ngữ mới ngoài tiếng Anh để có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

Bắt đầu từ mùa hè năm ba đại học, Bích tự tìm hiểu và tự học tiếng Trung một thời gian đầu. Tuy nhiên, cô nhận thấy nếu tự học sẽ rất khó khăn, đặc biệt là phương pháp học phù hợp hay cách phát âm sai nếu không được sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến việc học sau này. Để học tiếng Trung bài bản hơn, Bích tìm đến trung tâm theo học với 3 khóa, trong đó có 2 khóa sơ cấp và 1 khóa tiền trung cấp.

Sau một thời gian dài theo học, Ngọc Bích đi thi chứng chỉ đạt HSK3 và quyết định quay lại bắt đầu tự học.

Bích kể: “Kể cả trong thời điểm đó mình mới chỉ có ý định học thêm ngôn ngữ mới chứ chưa nghĩ đến việc du học. Trong quá trình học, mình quen một chị trợ giảng ở trung tâm và được lắng nghe chị chia sẻ về việc đi du học Trung Quốc và những điều mình có thể đạt được. Cùng lúc đó khi học tiếng Trung mình đã rất yêu thích văn hóa, ngôn ngữ và con người nên khá hứng thú, bắt đầu nung nấu mong muốn được đi đến đất nước này để du học”.

Đối với một cô gái chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường giáo dục phát triển như Bích, khái niệm về học bổng và du học là điều quá xa vời, chỉ có nhà giàu mới có cơ hội đạt được.

Sau khi trở về nhà sau buổi nói chuyện đó, Bích thay đổi tư duy và tự tìm hiểu về các học bổng của Trung Quốc như học bổng Chính phủ, học bổng Khổng Tử và quyết tâm giành được để có cơ hội đi du học. Thời điểm đưa ra quyết định này Bích đang là sinh viên năm cuối nên dẫn đến vô vàn khó khăn, áp lực phía sau.

Quá trình học tiếng bị cắt ngang, không liền mạch do Ngọc Bích vừa thực tập, vừa làm đồ án tốt nghiệp. Áp lực học tập khiến cô nàng rơi vào tình trạng stress, để giải quyết khó khăn Bích tạm gác việc học tiếng Trung một thời gian để hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp.

“Trong thời gian làm đồ án vào buổi tối hoặc bất cứ khi nào rảnh mình đều tranh thủ ôn tập và học bài, chép từ vựng, học ngữ pháp để không bị quên kiến thức”, Bích chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp, cô có ý định xin học bổng 1 năm học tiếng. Tuy nhiên, sau khi được các người anh, người chị tư vấn Ngọc Bích quyết định đi làm nhân viên bán hàng và học tiếng Trung để thi lên HSK5 chinh phục học bổng thạc sĩ để được học ở Trung Quốc 2 năm.

Bích tiếp tục lên hội nhóm du học tìm hiểu, nhận thấy bản thân rất yêu tiếng Trung và công việc giảng dạy nên đã lựa chọn ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc Tế với học bổng CiS toàn phần hệ thạc sĩ (học bổng giáo viên tiếng Trung quốc tế).

Bước vào quá trình học, cô nàng gặp khá nhiều thử thách. Do mới chỉ học tiếng Trung được hơn 1 năm, thời điểm đỗ học bổng mới chớm đạt HSK5 nên ngoại ngữ còn kém. Trong khi đó, thầy cô giảng bài khá nhanh, cùng với đó là hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành khiến việc tiếp thu bài rất khó khăn, nhất là đối với người học trái ngành như Bích.

“Một tháng đầu tiên mình hoàn toàn không nghe được thầy cô giảng bài. Thú thật là mình khá nản lòng và buồn chán. Song mình nghĩ lại lý do để bắt đầu và quyết tâm tìm phương pháp học đúng. Mình xem đi xem lại rất nhiều lần video mình ghi lại buổi học online hôm đó để hiểu bài, mình trau dồi thêm từ vựng liên quan đến chuyên ngành để dễ tiếp thu khi thầy cô nhắc đến”, Bích nhớ lại.

Tuy gặp phải nhiều trắc trở trong giai đoạn đầu, cô gái đã nhanh chóng khắc phục và trở lại với việc học. Sau 2 năm, Bích may mắn được tham gia một số cuộc thi dạy tiếng Trung qua video ngắn do các trường đại học lớn tổ chức, viết bài chia sẻ về cuốn sách tiếng Trung được đăng trên báo Trung Quốc. Điều cô tự hào nhất là tự hoàn thành được luận án tốt nghiệp với số điểm khá cao.

Ngọc Bích đang tiếp tục con đường học thuật của mình khi đỗ học bổng toàn phần hệ tiến sĩ.

Không dừng lại ở thạc sĩ, Ngọc Bích tiếp tục con đường học thuật của mình khi quyết định xin tiếp học bổng toàn phần hệ tiến sĩ. Chia sẻ về lý do đưa đến quyết định này, Bích cho biết đây là cách thực hiện hóa ước mơ trở thành giáo viên tiếng Trung tại một trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt nếu học lên tiến sĩ cơ hội việc làm sẽ mở rộng hơn. Ngoài ra, mặc dù đã là thạc sĩ nhưng Bích tự nhận thấy trình độ học vấn của bản vẫn chưa xuất sắc, đây là thời điểm phù hợp nhất để học lên tiếp tiến sĩ.

“Để đi đến quyết định này mình đã suy nghĩ khá nhiều, mình sẽ tiếp tục học 4 năm nữa để hoàn thành tiến sĩ. Bố mẹ mình là người khá truyền thống, lo nghĩ nếu mình mải học hành, sự nghiệp sẽ quên đi hạnh phúc riêng. Cũng chính vì điều này nên phải khi gần đến lúc học bổng đóng lại mình mới nhắn tin cho cô giáo để xin đăng ký học bổng”, Bích kể lại.

Chia sẻ về thử thách trong quá trình chinh phục học bổng tiến sĩ, cô gái Lào Cai nhớ như in ngày chật vật viết kế hoạch nghiên cứu. Bích tất bật tìm hiểu, đưa ra vấn đề muốn nghiên cứu, đọc tài liệu liên quan, chắt lọc để hoàn thành một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh 3000 từ.

Tuy đã chuẩn bị kỹ càng cả về chứng chỉ và đề cương nghiên cứu nhưng Bích không may mắn, thất bại trong đợt 1 nộp xin học bổng. Không chần chừ, nản lòng Bích tiếp tục chờ đợi đợt 2 và tiếp tục không nhận được email thông báo trúng tuyển. Khi lên các hội nhóm thấy nhiều bạn bè vui mừng chia sẻ niềm hạnh phúc khi đỗ học bổng, cô nàng bồn chồn, lo lắng.

“12 giờ đêm mình vào hệ thống để xem và rất bất ngờ khi đã đổi trạng thái, thông báo mình đã đạt học bổng. Lúc đó mình vừa mừng vừa lo vì không biết là do hệ thống lỗi nên thay đổi hay mình thực sự đã giành được học bổng. Mình sống trong tâm trạng nôn nóng đó đến sáng hôm sau nhắn hỏi thầy cô tuyển sinh của trường xác nhận cho chắc chắn. Sau đúng một ngày mình đã nhận được lời khẳng định từ cô là mình đã giành được học bổng tiến sĩ toàn phần ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế của trường Đại học Sư phạm Vân Nam”, Ngọc Bích xúc động nhớ lại.

Hiện tại, Bích đang trong thời gian chờ visa và sẽ qua Trung Quốc nhập học trong thời gian tới. Có cơ hội du học đã cho Bích thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở và đất nước Việt Nam, được trải nghiệm văn hóa Trung Quốc, thỏa mãn đam mê du lịch, được gặp những người bạn mới ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là đã rèn luyện được tính tự giác và mở ra con đường trong tương lai cho cô gái Lào Cai.

Ngọc Bích đang tận dụng thời gian trước khi du học để bên cạnh gia đình, thăm ông bà, tận hưởng mùa thu Hà Nội, thăm lăng Bác vì năm nay cô nàng sẽ ăn Tết để trải nghiệm văn hóa Trung Quốc, chuẩn bị tâm lý để bước vào giai đoạn học tập. Trong tương lai, Bích sẽ tập trung học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả cao. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô gái Lào Cai hy vọng sẽ trở thành một giảng viên dạy tiếng Trung tại một trường đại học ở Việt Nam.

Báo Sinh viên Việt Namnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

fbytzltw