Chuyện rắn thần ở đền Tranh

Đền Tranh ở thị trấn Ninh Giang (Hải Dương) nổi tiếng linh thiêng, song những câu chuyện về rắn thần ở đây không phải ai cũng tỏ tường.

Di tích đền Tranh ở thị trấn Ninh Giang được trùng tu khang trang.
Di tích đền Tranh ở thị trấn Ninh Giang được trùng tu khang trang.

Nhiều huyền tích

Đền Tranh cổ kính tự bao đời, là hiện diện cho nét tín ngưỡng, văn hoá của người dân Ninh Giang. Trong hàng nghìn ngôi đền ở xứ Đông, kiến trúc đền Tranh độc đáo và khác biệt với những con rắn bằng vải nhồi bông bắt mắt ở xung quanh xà ngang và mái đền. Thần rắn minh chứng cho niềm tin, lòng thành kính của người dân đối với huyền tích về rắn thần đền Tranh.

Theo chuyện xưa kể lại, vào thời Vua Hùng thứ 18, ở làng Lạc Dục (Tứ Kỳ) có đôi vợ chồng hiền lành, đức độ, tuổi cao mà chưa có con. Ngày nọ, người chồng làm vườn nhặt được 2 quả trứng nhỏ. Nghĩ là trứng chim nên ông mang về nhà, chờ ngày chim nở, ngờ đâu lại nở ra rắn. Người vợ sợ hãi, định đem đi giết thì người chồng can ngăn, cho là điềm trời nên giữ lại nuôi.

Quả nhiên, hai con rắn càng lớn càng quấn quýt bên ông bà và được đôi vợ chồng yêu thương, chiều chuộng như con. Có lần, khi hai con rắn đang đùa nghịch, người chồng làm vườn chẳng may cuốc đứt đuôi một con. Vì thế, họ đặt tên cho chúng là Dài và Cộc.

Hai con rắn ăn rất khoẻ mà lại chỉ thích ăn gà nên người chồng phải đi ăn trộm gà của hàng xóm về cho rắn ăn. Sợ mang tội với xóm làng lại không còn sức lực để nuôi, ông bà bàn tính rồi mang hai con rắn ra ngã ba sông thả. Từ khi được thả xuống sông, hai con giao long thường gây sóng to, gió lớn khiến thuyền bè không thể qua lại.

Một hôm, có nàng công chúa đi thuyền qua khúc sông trên nhưng không thể đi nổi. Công chúa cho hỏi dân làng và được trả lời: “Sông trước kia vẫn gió yên, sóng lặng. Nhưng từ ngày đôi rắn được thả ra đây mới có hiện tượng này”.

Công chúa lập tức cho gọi ông bà đến hỏi tội. Lúc này, ông lão đã mất, bà lão sợ quá liền chạy ra bờ sông khấn rằng: “Nay có thuyền đi qua mà con gây sóng gió ngăn cản thì mẹ sẽ bị tội". Bà lão vừa dứt lời, lập tức mặt sông phẳng lặng thuyền đi qua an toàn. Nhưng khi đoàn thuyền đi khỏi thì sóng gió lại nổi lên dữ dội. Thấy linh ứng, dân làng khiếp sợ bèn lập miếu thờ gọi là miếu ông Cộc, tức Hắc Long Quân và miếu ông Dài, tức Bạch Long Quân.

Rắn thần là linh vật, biểu tượng của đền Tranh.
Rắn thần là linh vật, biểu tượng của đền Tranh.

Về chuyện thờ hai ông rắn thần có nhiều dị bản khác nhau. Có tích kể rằng, Quan Lớn Tuần Tranh chính là con trai thứ 5 của vua Bát Hải Động Đình. Quan phủ Trịnh Thương Quân có một người vợ rất đẹp. Một hôm, bà đi thuyền chơi trên sông Tranh, bỗng thấy một người ngoi từ dưới nước lên đòi lấy bà làm vợ. Hiển nhiên là bà không nghe. Đến đêm, khi đang ngủ, bà thấy người đó hiện vào phòng, lại đòi nhất định phải lấy bà làm vợ.

Hôm sau, bà đem chuyện này kể lại với chồng. Quan phủ thấy làm lạ và có ý đề phòng. Một lần, quan phủ có việc ra ngoài khi về không thấy vợ đâu nữa. Quan phủ hốt hoảng, buồn rầu, không còn tâm trí để làm việc. Sau khi xin từ chức, ngài thường ra bến sông Tranh thơ thẩn tìm vợ. Một đêm, ngài mơ thấy Quỷ Cốc ở miền Hải Quốc mách rằng vợ mình đã bị hoàng tử thứ 5 của vua Thủy Tề bắt xuống làm vợ.

Thương người chồng chung tình, Quỷ Cốc tìm cách cho ngài xuống thủy cung của vua Thủy Tề kêu cứu. Vua Thủy Tề cho rằng con trai mình làm điều bất chính liền đày hoàng tử thứ 5 ra bến sông Tranh và cho vợ chồng viên quan phủ đoàn tụ. Từ đó, khúc sông này xuất hiện nhiều điều kỳ lạ. Sóng to, gió lớn thường xuyên nổi lên gây khó khăn cho thuyền bè đi lại. Dân làng phải lập đền thờ gần bến đò Tranh, nơi ngã ba sông. Ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, thuyền bè qua lại đều phải dừng lại làm lễ cầu đảo mới được sóng yên gió lặng.

Gửi gắm niềm tin

Lễ hội đền Tranh thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội đền Tranh thu hút đông đảo du khách thập phương.

Đền Tranh gắn với nhiều câu chuyện về rắn thần. Mỗi câu chuyện là một nội dung khác nhau song chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gửi gắm nhiều nguyện ước, mong mỏi của người dân về cuộc sống yên bình, no ấm.

Anh Lưu Đức Anh Tuấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hát văn xứ Đông, thành viên Ban Quản lý di tích đền Tranh là người am hiểu, nghiên cứu sâu về ngôi đền này. Anh Tuấn say sưa kể những câu chuyện về rắn thần đền Tranh. Anh nói trước kia ngã ba sông Tranh là nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hóa. Thời xa xưa, do hệ thống đê điều chưa hoàn thiện, dòng chảy chưa được nắn chỉnh, cải tạo nên tàu bè đi lại khó khăn. Khi chưa hoá giải được hiện tượng tự nhiên, con người hướng đến niềm tin tâm linh, cầu xin sự che chở, bao bọc và giúp đỡ của thế lực siêu nhiên, huyền bí.

Người dân tin rằng một thế lực siêu nhiên có sức mạnh to lớn đã gây nên hiện tượng này. Vì thế trải qua nhiều năm tháng, những câu chuyện truyền miệng về rắn thần đền Tranh ngày càng rõ ràng và có sức thuyết phục.

Con rắn gần gũi, thân thuộc với miền sông nước song cũng có thể gây nguy hiểm. Có lẽ vì thế, dân gian chọn lựa con vật này để gửi gắm, truyền tải những ý niệm, niềm tin. Dù có lý giải theo cách nào thì những câu chuyện về rắn thần đã theo suốt bao thế hệ, tạo nên sự kỳ bí, hấp dẫn cho ngôi đền linh thiêng.

Suốt chiều dài lịch sử, dân gian cho rằng thủy thần có công giúp đỡ những người làm ăn trên sông nước, mang lại bình an, may mắn cho thuyền bè qua lại, nên được nhân dân thờ phụng, nhiều đời vua sắc phong tôn là Quan Đệ Ngũ Tranh Giang Đại vương Hoàng Hợp Tôn Thần.

"Hiện đền Tranh có nhiều con rắn được trang trí bám theo xà ngang, mái đền nhưng chỉ có 2 con thanh xà, bạch xà tượng trưng cho ông Cộc, ông Dài theo truyền thuyết được thờ tại đền. Còn lại là những con rắn do người dân thập phương khi biết tới câu chuyện rắn thần có nguyện vọng thỉnh rắn tại đền”, anh Tuấn cho biết.

Đền Tranh có hai mùa lễ hội song ngày lễ hay ngày rằm, mùng một, người dân thập phương vẫn tấp nập tới đền khấn vái để gửi gắm nguyện ước, mong cầu nơi chốn linh thiêng.

Báo Hải Dương điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

fb yt zl tw