Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuyện nghề Porter

Chuyện nghề Porter

Chiếc ba lô to, nặng khoảng 30 kg, cây gậy và đôi dép tổ ong là những đồ dùng gắn bó với anh Tráng A Khứ - porter (người mang đồ và dẫn đường cho khách leo núi) ở thôn Làng Mới, xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1f7d48faceeb1eb547fa.jpg
Làm porter là cơ hội để Tráng A Khứ khám phá nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên.

Tôi gặp anh Tráng A Khứ trong một lần anh tham gia tuần tra rừng ở Y Tý với cán bộ kiểm lâm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát. Anh Khứ luôn hòa đồng, thân thiện và rất thích chia sẻ, trò chuyện với người lạ. “Bắt chuyện, làm quen với mọi người là nghề của mình mà. Trước kia mình ít nói, nhút nhát lắm, đi leo núi chỉ biết vác đồ thôi. Được tiếp xúc nhiều với du khách, thấy mọi người thích thuê những người biết trò chuyện, biết chụp ảnh và vui tính nữa, thành ra mình thay đổi” - anh Tráng A Khứ tâm sự.

Tráng A Khứ học hết lớp 9 rồi ở nhà làm ruộng, nương. Năm 2014, khi 18 tuổi, một người anh trong thôn nhờ Khứ cùng đi vác đồ cho khách leo núi. Không ngại ngần, anh nhận việc ngay. Lần đầu vác đồ cho khách, anh đã phải mang trên vai gần 30 kg, chuyến đi kéo dài 3 ngày 2 đêm trong rừng. Thế nhưng, với một người thông thạo đường rừng từ nhỏ như anh thì công việc này không quá khó khăn.

Sau chuyến đi đó, anh Khứ tiếp tục hỗ trợ các porter khác trong thôn vác đồ cho khách. Anh quen nhiều khách leo núi, chủ động xin số điện thoại liên lạc, kết nối được với một số công ty du lịch. Lượng khách du lịch tìm đến anh để dẫn đường và mang đồ ngày càng nhiều. Anh còn lập facebook riêng, thường xuyên đăng tải hình ảnh trong các chuyến leo núi để tăng tương tác với bạn bè, du khách. Nhờ đó, lượng khách du lịch tìm đến anh ngày càng đông. Hiện tại, trung bình mỗi tuần anh dẫn 1 đến 2 đoàn leo núi. Mỗi ngày anh nhận được 400 nghìn đồng tiền công.

ef1b7d8efb9f2bc1728e.jpg
Mỗi chuyến leo núi, porter sẽ đi đầu dẫn đoàn hoặc đi cuối cùng để chốt đoàn.

Công việc của Tráng A Khứ thường bắt đầu từ 8 giờ sáng, sau đó là liên tiếp các ngày anh làm bạn với rừng và núi. Chuyến đi ngắn thì về trong ngày, có chuyến kéo dài 4 ngày 3 đêm. “Gần 10 năm nay, cao điểm mùa du lịch leo núi, mình đi rừng còn nhiều hơn về nhà, gặp gỡ núi rừng nhiều hơn gặp người thân” - Tráng A Khứ cười.

Gần 10 năm làm porter, các đỉnh núi lớn, nhỏ, anh Khứ đều đặt chân đến, từ đỉnh núi dễ chinh phục như Lảo Thẩn đến những đỉnh khó leo như Nam Kang Hô Tao. “Càng leo núi, mình càng thấy khỏe, đôi chân đi rừng càng rắn rỏi hơn. Thời điểm dịch bệnh phải ở nhà, mình thấy nhớ rừng, nhớ núi lắm”, Tráng A Khứ nói.

Đặc biệt, anh Khứ không đi ủng hay giày thể thao, giày chuyên dụng để leo núi mà đi dép tổ ong, bởi theo chia sẻ của anh, đây là loại dép có ma sát và độ bám tốt, thoáng chân.

1f5308318f205f7e0631.jpg
Đôi dép tổ ong cùng Tráng A Khứ chinh phục nhiều đỉnh cao.

Mỗi chuyến đi với anh đều là những kỷ niệm đáng nhớ. Anh Khứ chia sẻ rằng, leo núi mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, quanh năm trong rừng đều có các loài hoa nở, tuy nhiên, gặp mùa mưa thì di chuyển sẽ khó khăn. Thời điểm thích hợp nhất để leo núi là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vậy nhưng, có những đoàn khách dù thời tiết không thuận lợi ngay từ khi xuất phát vẫn quyết tâm leo núi. Khi đó, các porter phải chuẩn bị đồ kỹ hơn bởi một số núi không có lán nghỉ, sẽ phải dựng lều cho khách. Mỗi đoàn luôn có 1 đến 2 porter đi đầu dẫn đường và đi cuối để chốt đoàn. Khi gần đến nơi dừng chân, một số porter sẽ đến trước để dọn dẹp lán nghỉ hoặc dựng lều, đun nước nóng cho khách tắm và chuẩn bị bữa tối. Các porter luôn phải dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho khách và cũng là người ngủ cuối cùng sau khi đã dọn dẹp, chuẩn bị đồ cho hành trình hôm sau.

a89a4189c69816c64f89.jpg
Rừng, núi, những cung đường và khách du lịch là "bạn" của porter.

Chuyến đi gần đây nhất là một ngày đầu tháng 6, một công ty tổ chức cho nhân viên leo núi Lảo Thẩn. Đỉnh núi này tuy dễ chinh phục, nhưng với những người ít vận động thì vẫn là một thử thách. Anh Khứ kể: Khi xuống núi, một phụ nữ đuối sức, cả đoàn đã cố gắng đi chậm để đợi nhưng người ấy vẫn không thể đi tiếp. Mình đã cõng người khách ấy trên lưng đi xuống núi.

516f30e8b6f966a73fe8.jpg
Niềm vui khi cùng du khách chinh phục được các đỉnh cao.

Chỉ tính riêng xã Sàng Ma Sáo, hiện có hơn 10 porter hoạt động thường xuyên. Những năm gần đây, các porter đều phối hợp tốt với cán bộ kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát để vừa dẫn khách leo núi vừa tham gia bảo vệ rừng. “Khi leo núi, mình không chặt, phá cây; dập tắt lửa sau khi sử dụng, không đốt lửa ở nơi dễ làm cháy rừng. Mình cũng nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải khi ra khỏi rừng”, anh Tráng A Khứ cho biết.

2d4c36ddb0cc609239dd.jpg
Porter cũng trở thành thợ ảnh, giúp du khách lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Ngoài dẫn đường, vác đồ, porter còn là bạn đồng hành, người giúp du khách ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, chỉ cho khách biết về các loài cây, chim, thú trong rừng hoặc phong tục, tập quán của địa phương. Họ chính là những người bạn đồng hành tin cậy, không thể thiếu trong hành trình leo núi của du khách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

Đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

Bảng xếp hạng các trang giới thiệu du lịch quốc gia công bố trong tháng 3/2024 của Similarweb - nền tảng phân tích về hiệu suất và lưu lượng truy cập website toàn cầu cho biết, trang web quảng bá du lịch quốc gia vietnam.travel của Cục Du lịch quốc gia đã vượt qua website du lịch của Thái Lan và nhiều quốc gia trong khu vực về lượt truy cập.

Lên Bắc Hà - cùng du khách khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà - cùng du khách khám phá sắc màu chợ phiên

Chợ phiên Bắc Hà lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và màu sắc trong đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Nơi đây luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Bắc Hà. Đặc biệt, dịp 30/4 - 1/5 năm nay trùng với phiên chợ Chủ nhật, Bắc Hà vì thế cũng đông du khách hơn.

Lên Mường Khương trải nghiệm hái mận, đào chín sớm

Lên Mường Khương trải nghiệm hái mận, đào chín sớm

Từ cuối tháng 4, những vườn mận, đào tại Mường Khương bắt đầu chín. Bên cạnh việc thu hoạch, đem bán tại các phiên chợ, người dân vùng cao Mường Khương còn xây dựng các điểm trải nghiệm tại vườn mận, đào để thu hút du khách dịp nghỉ lễ.

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

fb yt zl tw