Chuyến công tác tới Mỹ đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có nhiều ý nghĩa lớn

Chuyến công tác của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự hội nghị cấp cao APEC kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuần này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại San Francisco (Mỹ) từ 14-17/11.

Hội nghị cấp cao năm nay có ý nghĩa quan trọng.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, hội nghị đánh dấu 30 năm kể từ hội nghị cấp cao APEC lần đầu tiên cũng được tổ chức tại Mỹ. Khi đó, các nhà lãnh đạo tiền bối đã thống nhất tầm nhìn chung về một cộng đồng các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vì ổn định, an ninh và thịnh vượng của người dân.

Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, liên kết kinh tế quốc tế và khu vực chuyển đổi sâu sắc; các rủi ro, thách thức đan xen với những cơ hội lớn cho hợp tác và phát triển, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống diễn biến phức tạp.

Do đó, theo Thứ trưởng, đây là thời khắc đòi hỏi các thành viên APEC cần tăng cường đối thoại, hợp tác, biến những thách thức thành cơ hội để phục hồi và phát triển bền vững.

Với chủ đề “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người”, hội nghị lần này sẽ tập trung đánh giá những kết quả hợp tác APEC trong 30 năm qua, đúc kết những thành công, bài học, những giá trị đối với hợp tác khu vực, từ đó xác định những định hướng hợp tác trong giai đoạn mới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về những vấn đề lớn đặt ra với kinh tế thế giới và khu vực, nhất là thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, tăng trưởng bền vững, bao trùm, tăng cường kết nối và liên kết kinh tế khu vực, qua đó thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác, cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, chuyến công tác của Chủ tịch nước có ý nghĩa quan trọng.

Thứ trưởng thông tin, Chủ tịch nước sẽ cùng các lãnh đạo APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực, đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác.

Việt Nam sẽ cùng các thành viên thúc đẩy tinh thần đối thoại, xây dựng, trách nhiệm, đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Chủ tịch nước sẽ tham dự, phát biểu và có nhiều cuộc làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của hơn 2.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại đây, Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức, tận dụng cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, các hoạt động của Chủ tịch nước với lãnh đạo cấp cao và đối tác Mỹ, nhất là tại bang California sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương.

"Chuyến công tác của Chủ tịch nước tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 30 kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình đối ngoại năm 2023 của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Qua đó, duy trì và củng cố cục diện đối ngoại hòa bình, ổn định, thuận lợi sự phát triển đất nước", Thứ trưởng nhấn mạnh.

HAI LẦN VIỆT NAM ĐƯỢC TÍN NHIỆM ĐĂNG CAI APEC

2023 là năm đánh dấu 25 năm Việt Nam tham gia APEC.

Quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như khu vực.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, trong 25 năm qua, Việt Nam đã đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả lĩnh vực hợp tác, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC. Cụ thể là 3 dấu ấn chính.

Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà Năm APEC vào năm 2006 và 2017. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai hội nghị cấp cao APEC Hà Nội 2006 và Đà Nẵng 2017 đều được đánh giá thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các nhà lãnh đạo APEC trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2006 ở thủ đô Hà Nội.

Lãnh đạo các nền kinh tế APEC chụp ảnh chung, tại Hội nghị APEC 2017 ở Đà Nẵng.

"Tại năm APEC 2006, chúng ta đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện các mục tiêu Bô-go về tự do hóa thương mại và đầu tư; lần đầu tiên APEC thông qua ý tưởng hình thành Khu vực thương mại tự do khu vực châu Á – Thái Bình Dương, định hướng tổng thể về cải cách APEC. Năm 2017, chúng ta đề xuất sáng kiến xây dựng tầm nhìn mới của APEC sau năm 2020 và thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC.

Đây là kết quả thể hiện cách tiếp cận dài hạn, tổng thể của Việt Nam, được các thành viên ủng hộ và đánh giá cao, từ đó làm nền tảng để APEC thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn Putrajaya đến năm 2040, xác định định hướng, mục tiêu chiến lược và ưu tiên hợp tác của APEC trong giai đoạn mới", Thứ trưởng Ngoại giao nói.

Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án, trên các lĩnh vực từ phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại điện tử, an ninh lương thực, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ đến phát triển nông thôn và đô thị, rác thải đại dương, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Việt Nam đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong cơ chế của diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC.

Tổng quan về APEC.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định nhìn lại chặng đường 25 năm qua, Việt Nam đã tham gia một cách chủ động, tích cực, trách nhiệm và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của Diễn đàn APEC.

APEC hiện nay là cơ chế hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, chiếm 39% dân số, 59% GDP và gần 50% thương mại thế giới.

Báo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Đồng bào Lào Cai hướng về Điện Biên Phủ với niềm tự hào, tự tôn dân tộc

Sáng 7/5, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai qua sóng truyền hình trực tiếp, cùng với đồng bào cả nước đã hướng về thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi diễn ra Lễ mít tinh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ với niềm tự hào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào về ý chí, tinh thần quyết tâm, dũng cảm khiến dân tộc, đất nước Việt Nam dù nhỏ bé nhưng đã đoàn kết đánh thắng thực dân, đế quốc, tạo ra cơn địa chấn toàn cầu.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

fb yt zl tw