Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo"

Năm nay, chương trình sẽ bao gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang âm hưởng văn hóa ba miền do đạo diễn Điệp Văn dàn dựng.

Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 10 năm tổ chức.
Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 10 năm tổ chức.

Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.

Chiều 21/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Sen Cộng tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình này.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức chương trình, đây là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và đại lễ Vu lan Phật lịch 2568-năm 2024, hướng tới chào mừng sự kiện Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Đây là năm thứ 10 Ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình này vào mỗi mùa “Vu Lan báo hiếu.”

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Trưởng Ban tổ chức chương trình.
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Trưởng Ban tổ chức chương trình.

Năm nay, chương trình sẽ bao gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang âm hưởng văn hóa ba miền do đạo diễn Điệp Văn dàn dựng.

“Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nhắc nhở mỗi con người về giá trị đạo đức cao đẹp, về lòng hiếu thảo, về tinh thần tri ân, báo ân. "‘Vu Lan báo hiếu" không chỉ là trách nhiệm của mỗi người con mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội hiếu thảo, nơi mà mỗi người con đều biết yêu thương, trân trọng và báo đáp công ơn cha mẹ”, Hòa thượng Thích Gia Quang nói.

Năm nay Ban tổ chức tập trung vào việc đổi mới kết cấu của chương trình giao lưu nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình hướng về Điện Biên Phủ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chương trình nghệ thuật được xây dựng một cách tỉ mỉ từ nội dung đến việc thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo".

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Ban tổ chức sẽ tổ chức một chuyến hành hương “Theo dấu chân chiến sỹ Điện Biên năm xưa”, viếng Nghĩa trang quốc gia A1, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại chiến trường Điện Biên trong những năm kháng chiến chống Pháp khốc liệt và trao quà từ thiện cho gia đình chính sách, khó khăn tại địa phương.

Ngoài ra, Ban tổ chức chương trình dự kiến sẽ trao tặng nhà ăn cho trẻ em mầm non tại vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiệm cho một số cựu chiến binh Điện Biên... vào trung tuần tháng 7/2024.

Thông qua việc vận động các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở mọi miền đất nước, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa, tạo ra sự ghi nhớ và thực hành đạo hiếu, chung tay chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ những người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Ban tổ chức cũng sẽ dành một phần kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm cho một số thân nhân gia đình liệt sỹ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các mảnh đời gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw