Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh"

Tối 19/5 tại Sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen 2024 với chủ đề

Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hoạt động này nhằm kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (21/7/1969 – 21/7/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ (1969 – 2024).

Tham dự có lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện dòng họ Hoàng Xuân, dòng họ Hà và đông đảo nhân dân, du khách.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội làng Sen gồm có 3 phần: Tháng năm nhớ Bác; Hội làng bên sông Lam và Từ làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông qua những hình ảnh, những kỷ vật trình chiếu trong Chương trình và những ca khúc viết về Bác giúp người xem thấy rõ hơn không gian văn hóa đậm chất của Làng Sen. Vùng đất sinh ra và hun đúc, nuôi dưỡng, hình thành nên nhân cách của Người thời niên thiếu. Những tiết mục giàu tính nghệ thuật tạo nên bản hòa ca xúc động, thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật bế mạc Lễ hội Làng Sen năm nay quy tụ nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng như: Nghệ sỹ Ưu tú Thế Vỹ, Quế Thương; Nghệ sỹ Nhân dân Tiến Dũng, ca sỹ Võ Hạ Trâm, Hồ Trung Dũng; Nghệ nhân dân gian Ngọc Hậu; các nghệ sỹ của Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An biểu diễn các ca khúc viết về Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây còn là dịp để quảng bá hình ảnh quê hương Nghệ An với cả nước và bạn bè quốc tế. Với sự chuẩn bị công phu của Ban tổ chức từ sân khấu, ánh sáng đến nội dung chương trình đã mang đến một lễ bế mạc hoành tráng và ý nghĩa nhân Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác.

Nhiều ca khúc về Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước được biểu diễn tại chương trình.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Làng Sen được tổ chức vào mỗi dịp Sinh nhật Bác là để Nhân dân cả nước nói chung, Nhân dân Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, lễ hội còn đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh và những di sản văn hóa dân tộc.

Với sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, đây là Ngày hội lớn không chỉ của người dân xứ Nghệ mà còn có sức ảnh hưởng trong cả nước. Lễ hội xác định là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Nghệ An mỗi độ tháng 5 về.

Đây cũng là dịp để Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước dâng lên những báo cáo đáng tự hào trong nỗ lực thực hiện di huấn thiêng liêng của Người.

Đối với Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, sự quan tâm sâu đậm và dõi theo từng bước phát triển quê hương. Trong suốt 50 năm xa quê, Người luôn gửi đến đồng chí, đồng bào những lời động viên và khuyến khích, mong đồng bào tiếp tục thi đua và giúp nhau thi đua làm cho Nghệ An thành một tỉnh kiểu mẫu trong mọi công việc kháng chiến và kiến quốc.

Thực hiện theo lời Bác, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Nghệ An luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các di sản văn hóa, phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội Làng Sen được tổ chức vừa dung dị, thiêng liêng như những lễ hội cổ truyền, lại vừa mang tính chất của những Ngày hội lớn toàn dân tộc, truyền tải và tô rõ hơn vẻ đẹp văn hóa Hồng – Lam.

Hòa chung không khí Lễ hội Làng Sen, nhân dịp Sinh nhật Bác, xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm với quê hương Bác Hồ, Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham dự và giới thiệu đến Lễ hội Làng sen những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Phương Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Bản sắc văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh vốn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người dân tộc Chăm, Hoa, Khmer với người dân tộc Kinh bản địa. Là nơi hội tụ, giao hòa nhưng không làm thay đổi những nét văn hóa riêng của từng cộng đồng; vẫn nuôi dưỡng tất cả, từ đó, tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Lễ hội Làng Sen nay trở thành Ngày hội lớn không chỉ của người dân xứ Nghệ, mà còn là của cả nước. Lễ hội cũng là dịp để ngợi ca quê hương Nghệ An, ngợi ca Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố mang tên Bác không ngừng đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Tại đây, nhiều hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng và sáng tạo các giá trị văn hóa, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Cùng với đoàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc, Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tự hào được mang tên Người cũng có chung cảm xúc bồi hồi khi được đến đây để tỏ lòng thành kính, dâng lên Người những báo cáo tự hào đã làm được qua 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang đến một lễ bế mạc hoành tráng và ý nghĩa nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác.

Trong suốt thời gian qua, việc hợp tác phát triển trên lĩnh vực văn hóa - thể thao cùng với Nghệ An luôn tiếp tục được tăng cường, từng bước gắn kết để cùng nhau phát triển. Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Nghệ An ký kết hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội, phát huy lợi thế của cả hai địa phương nhằm đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập.

Trong suốt 9 ngày diễn ra Lễ hội Làng Sen từ 11 - 19/5, nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa diễn ra tập trung tại thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và thị xã Cửa Lò. Bên cạnh các nghi lễ trang trọng, thiêng liêng là các hoạt động phong phú và đa dạng trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Nổi bật là Chương trình khai mạc lễ hội có sự tham gia biểu diễn của Nhà hát Ca múa nhạc, cùng Dàn nhạc kèn Đội nghi lễ và Đội kỵ binh của Bộ Công an. "Liên hoan Tiếng hát Làng Sen" với sự tham gia của hơn 600 nghệ sỹ, diễn viên đến từ 20 đoàn nghệ thuật quần chúng của các huyện, thành, thị; trình diễn dân ca Ví, Giặm và giao lưu biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân; trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề "Hồ Chí Minh - đẹp nhất tên Người" với gần 200 bức ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cuộc thi "Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An"; Giải bóng chuyền và võ cổ truyền toàn tỉnh...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Lễ hội có sự tham dự của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; Đoàn đại biểu xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và đông đảo bà con các dân tộc trong tỉnh.

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

Pí Lè - báu vật của người Tày

Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cảnh trong phim "Bộ tứ báo thủ".

Sôi động mùa phim Việt chiếu rạp Tết

Mùa phim Tết năm nay là cuộc cạnh tranh giữa hai đạo diễn – nhà sản xuất Trấn Thành và Thu Trang. Cho tới nay, có 3 bộ phim công bố ra mắt khán giả và những ngày đầu tiên của năm mới là “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân” do Trấn Thành làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất và “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang.

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

Vừa phát sóng tối 30 Tết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” của Đài Truyền hình Việt Nam đã lập tức gây sốt trong khán giả với hàng loạt câu thoại độc đáo. Chương trình đã nhìn lại hàng loạt vấn đề nóng trong xã hội của năm qua bằng lăng kính hài hước, cùng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên gạo cội.

fb yt zl tw