Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước

Sáng 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát
Quang cảnh khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hội nghị thảo luận, cho ý kiến đối với 8 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8; một dự án Luật được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và một dự án luật dự kiến báo cáo trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo trình tự thông qua tại 1 kỳ họp (nếu đủ điều kiện) (dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân).

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Giai đoạn 1 đã sắp xếp các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Giai đoạn 2 dự kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sửa một số luật. Nếu việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được thông qua thì sẽ không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện. Cùng với đó, sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Dự kiến, sau sắp xếp giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Kỳ họp thường kỳ thứ 9 dự kiến họp gần 2 tháng; trong thời gian này sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp. Từ cuối tháng 4 đến tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp liên tục để sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Việc sắp xếp để có bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những luật rất quan trọng, tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp như: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước như Luật Công nghiệp công nghệ số; bắt kịp sự vận động của xã hội, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo... Bên cạnh đó, cũng có các dự án luật nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận xã hội và các đại biểu Quốc hội như: Luật Nhà giáo; đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực việc làm, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm như Luật Việc làm (sửa đổi)...

Tại các phiên họp tháng 1, 2 và tháng 3/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến rõ về những vấn đề cụ thể, quan trọng đối với từng dự án luật; thống nhất chỉnh lý nhiều nội dung so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp trước đó và chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị hôm nay.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, phân tích kỹ về những vấn đề mới, những quy định còn ý kiến khác nhau của từng dự án luật; đánh giá dự thảo luật đã cập nhật những định hướng, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng pháp luật hay chưa; đánh giá các điều khoản cụ thể đã bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, sự thống nhất, đồng bộ trong từng dự thảo và thống nhất, đồng bộ với các luật mới được ban hành và các luật khác trong hệ thống pháp luật chưa. Đồng thời, đánh giá đã đảm bảo chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thực hiện nghiêm Quy định số 178 ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật hay chưa. Trên cơ sở đó, đại biểu Quốc hội thể hiện rõ chính kiến về việc các dự án đã đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tới chưa.

Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, những kết quả rất tích cực, đột phá trong lĩnh vực lập pháp tại Kỳ họp thứ 7, thứ 8, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật cũng như ý nghĩa thiết thực, quan trọng của các Hội nghị chuyên trách trong việc đảm bảo chất lượng các dự án luật khi trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Các luật cần ngắn gọn, súc tích, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Về quy trình xây dựng luật, cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật cho tới khi được Quốc hội bấm nút thông qua. Vì vậy, Chính phủ, cơ quan soạn thảo phải nắm chắc tinh thần này để phân công, theo dõi, lắng nghe ý kiến ở tất cả các cuộc họp, các phiên thảo luận.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo trong mọi khâu từ thảo luận, lấy ý kiến, biên tập, thẩm tra… trên tinh thần đồng hành, thực chất, chia sẻ, để đảm bảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội với chất lượng cao nhất, đáp ứng được ngay yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn phát triển mang tính thời đại của đất nước. Từ bài học kinh nghiệm các kỳ họp trước, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, nếu các cơ quan không phối hợp từ sớm, từ xa thì Kỳ họp thứ 9 tới đây sẽ không thể thành công.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các đại biểu Quốc hội tích cực nghiên cứu; chuẩn bị ý kiến ngắn gọn, súc tích, tránh trùng lặp, có phân tích sâu, lập luận thuyết phục và đề xuất phương án cụ thể; đại diện cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra báo cáo, làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu quan tâm. Ngay sau khi kết thúc Hội nghị này, các cơ quan phối hợp tổ chức tiếp thu ý kiến, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu và gửi các đại biểu Quốc hội, đảm bảo đại biểu Quốc hội tiếp cận tài liệu các nội dung trình tại Kỳ họp sớm nhất.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 9 tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước. Khối lượng nội dung rất nhiều, trong khi thời gian chuẩn bị lại rút ngắn khoảng hơn 2 tuần. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã và đang chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Ngày 8/7, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 đã khởi động với hai hoạt động quan trọng là Đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Anh làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về tổ chức đại hội điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Bình về một số nội dung tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đại hội điểm cấp xã của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, chiều 8/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhằm nắm tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

fb yt zl tw