Chơi Trung thu sớm tại Tuyên Quang: Một nét văn hóa đặc sắc

Vẫn như thường lệ, chơi Trung thu sớm là "đặc sản" tại Tuyên Quang. Từ cách đây một tháng, các tổ dân phố tại tỉnh Tuyên Quang đã cùng nhau làm những mô hình đèn trung thu khổng lồ để chuẩn bị cho Lễ hội Thành Tuyên 2024.

Với gần 10 năm kinh nghiêm làm mô hình đèn trung thu khổng lồ, Anh Phạm Ngọc Tuyên, Cơ sở sản xuất đèn tại Tổ 2, phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang cho biết: "Trước đây, vật liệu làm mô hình bằng tre, bằng nứa sẽ khó tạo hình . Sau này, chuyển sang làm bằng sắt thì dễ uốn nắn và khi dán lên sẽ che được những vết nan đan, mô hình sẽ đẹp hơn".

Anh Tuyên cười và chia sẻ rằng từ đầu năm đến nay chỉ "tập trung sản xuất" 14 mô hình. Các mô hình được đặt hàng từ các tổ dân phố trên địa bàn và cả từ những tỉnh xa như Thái Nguyên, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa.

Qua nhiều năm sản xuất, anh Tuyên là một "thợ cứng" với nhiều kinh nghiệm làm ra những mô hình đèn sinh động, nhiều hình dáng, chủ đề và kích thước khác nhau.

Đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc làm mô hình, năm nay người dân tổ 6, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang đã cùng nhau lên ý tưởng, xây dựng chủ đề và thiết kế mô hình “Huyền thoại xứ Tuyên”.

Mô hình miêu tả chiếc thuyền rồng lướt sóng trên sông Lô đến với miền đất Na Hang, nơi có 99 ngọn núi. Trên đỉnh núi là chim Phượng Hoàng biểu tượng của sự phồn thịnh, mang đến vận hội mới, thành công mới cho đất và người .

Bà Nguyễn Thị Tuyên, Tổ trưởng tổ dân phố 6, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang chia sẻ: “Thông qua mô hình, chúng tôi muốn nhắc nhở con em hãy cố gắng phấn đấu học tập thật tốt, rèn luyện xứng đáng là thế hệ nối tiếp với truyền thống yêu nước, yêu quê hương của người dân xứ Tuyên và muốn nói với các bạn trên thế giới rằng Tuyên Quang chúng tôi đẹp lắm”.

Sau hơn 3 tháng cùng nhau đoàn kết để làm mô hình, đến nay, mô hình đã được hoàn thành, sẵn sàng tham dự Lễ hội. Mọi chi phí làm mô hình đều được người dân trao đổi, thống nhất đóng góp.

Sau quá trình chuẩn bị từ trước đêm rằm trung thu khoảng...một tháng, mỗi tối, tại các tuyến đường quanh thành phố Tuyên Quang, những mô hình trung thu khổng lồ với nhiều hình dáng độc đáo lại xuống phố với muôn màu sắc, âm thanh và ánh sáng rực rỡ.

Năm nay, có trên 100 mô hình đèn trung thu khổng lồ và các đèn trung thu mi ni tham gia diễn diễu.

Lễ hội Thành Tuyên là lễ hội Trung thu độc đáo, đặc trưng, riêng có của tỉnh Tuyên Quang với hàng trăm mô hình đèn trung thu khổng lồ, lung linh sắc màu đã được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận là Lễ hội có nhiều mô hình đèn trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Lễ hội đã trở thành một sản phẩm du lịch nổi tiếng, đặc sắc của Tuyên Quang, thu hút hàng vạn du khách trong nước và quốc tế mỗi dịp diễn ra. Qua đó, góp phần cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Cùng với đó là các hoạt động cấp tỉnh, gồm: Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc tỉnh Tuyên Quang năm 2024; Giao lưu, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Chương trình “Điện ảnh với Xứ Tuyên”; Hội chợ Thương mại – Du lịch tỉnh Tuyên Quang; Chương trình “Trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt” và Lễ hội bia Hà Nội; các Giải thể thao và nhiều hoạt động hưởng ứng của các huyện, thành phố,… hứa hẹn sẽ mang lại cho người dân, du khách những cảm xúc, ấn tượng đặc biệt khi đến với Tuyên Quang.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang thông tin: “Đến thời điểm này, đã sẵn sàng mọi thứ để đón du khách đến tham quan, trải nghiệm tại lễ hội. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đến khi mà du khách đến tham quan, trải nghiệm lễ hội trong dịp này sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, yên tâm và hết sức thân thiện.”

Ông Vũ Xuân Quỳnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang cho biết, Ủy ban nhân dân phường đã tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về bộ quy tắc ứng xử trong Lễ hội Thành Tuyên năm 2024, đảm bảo chuẩn bị tốt các điều kiện các để phục vụ cho Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể và Lễ hội Thành Tuyên. Trong đó, chú trọng văn hóa ứng xử đối với du khách.

Đặc biệt, 26 khách sạn, nhà nghỉ, homestay và 44 nhà hàng ăn uống cùng các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn phường quản lý đều đảm bảo tất cả các điều kiện để đón tiếp du khách trong dịp lễ hội và cam kết không tự ý nâng giá, chèo kéo khách du lịch.

Phường phát động có hiệu quả phong trào “Làm đẹp phố mình”, 100% các tổ dân phố trên địa bàn đều xây dựng ý tưởng và thực hiện trang trí các tuyến đường, ngõ phố. Trong đó, trọng tâm triển khai thực hiện trang trí đèn led, cây xanh tại tuyến đường Bình Thuận, đây là tuyến đường chính thực hiện rước diễu các mô hình đèn trung thu khổng lồ dịp lễ hội.

Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thanh Tuyên năm 2024 là sự kiện văn hóa, du lịch đặc trưng, riêng có của Tuyên Quang mang thương hiệu quốc gia và hướng tới quốc tế, qua đó tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh miền đất, văn hóa, con người và tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch hấp dẫn của tỉnh đến với cả nước và du khách nước ngoài, nhất là những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa của quê hương cách mạng – Thủ đô Khu giải phóng.

Nhằm mang đến cho du khách những ấn tượng tốt đẹp, UBND thành phố Tuyên Quang đã ban hành bộ quy tắc ứng xử xây dựng văn hóa thành phố Tuyên Quang “văn minh - thân thiện - sạch đẹp” trong dịp lễ hội.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đều đảm bảo tất cả các điều kiện để đón tiếp du khách trong dịp lễ hội và cam kết không tự ý nâng giá, chèo kéo khách du lịch; bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw