Cho bạn mượn điện thoại cài app dịch vụ công giả, 2 người mất tiền trong tài khoản

Anh K. mượn điện thoại của bạn để cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Cập nhật xong, tài khoản ngân hàng lưu trong điện thoại của anh K. và bạn đều mất tiền.

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó, có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công.

Một trong các nạn nhân là anh H. (ở Hà Nội). Anh này cho bạn mượn điện thoại để cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo nên bị chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác phần mềm Dịch vụ công giả mạo.

Tại cơ quan công an, anh H. cho biết, bạn của mình là K. nhận được điện thoại của đối tượng tự xưng là cán bộ công an phường yêu cầu đến trụ sở để cập nhật tài khoản định danh cá nhân.

Do anh K. bận công tác nên không thể trực tiếp đến làm việc. Lúc này, đối tượng thông báo với anh K. là Bộ Công an có chủ trương hỗ trợ qua mạng để thuận tiện cho công dân và hướng dẫn anh sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android để tải phần mềm và cài đặt ứng dụng Dịch vụ công giả mạo.

Do anh K. không sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android nên đã mượn điện thoại của anh H. để cài đặt ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng.

Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn yêu cầu anh K. truy cập vào tài khoản ngân hàng để thanh toán phí dịch vụ. Mục đích của đối tượng là thu thập thông tin về số tài khoản, mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng của anh K. khi đăng nhập trên điện thoại của anh H.

Sau khi phần mềm cập nhật xong và chiếm được quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng đã lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng, mã OTP giao dịch và thực hiện lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản từ các tài khoản ngân hàng lưu trong điện thoại của anh H. và tài khoản ngân hàng anh K. vừa đăng nhập.

Từ vụ việc trên, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân không cài đặt hoặc cho người thân, bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công, phần mềm không rõ nguồn gốc.

Khi người thân, bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, người dân cần kiểm tra rõ thông tin; thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trên những phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh phòng ngừa.

Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan công an để kịp thời giải quyết.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw