Chỉ thu phí phương tiện đi qua cầu Móng Sến trên đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa

LCĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).

Điều đặc biệt ở dự án này chính là người dân có sự lựa chọn trả phí khi tham gia trên đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa. Theo phương án tài chính, dự án này sẽ sử dụng doanh thu tại trạm thu phí không dừng đặt trong phạm vi cầu Móng Sến để thu phí các phương tiện lưu thông qua cầu (chỉ thu phí đối với các phương tiện đi trên cầu Móng Sến); các phương tiện không qua cầu (đi theo đường cũ) sẽ không phải trả phí, đảm bảo có sự lựa chọn cho người dân (phù hợp với Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Thi công mặt bằng đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi thị trấn Sa Pa.
Thi công mặt bằng đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi thị trấn Sa Pa.

Phương án thu phí và mức thu phí: Thu phí trên cả 2 chiều phương tiện đi trên cầu với mức phí theo quy định (Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ Giao thông Vận tải);

Lưu lượng xe để tính thu phí: Những năm đầu (khi chưa hoàn thành đường nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Lai Châu) lấy bằng 75% lưu lượng xe dự báo tăng trưởng hằng năm (giảm trừ các loại ưu tiên theo quy định). Sau năm 2025, sẽ tính giảm dần (phân lưu phương tiện) do hệ thống đường trong khu vực được hoàn thiện. Thời gian thu phí hoàn vốn là 24 năm.

Dự án đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa gồm 2 tuyến, trong đó cải tạo tuyến Quốc lộ 4D hiện nay với chiều dài 29,203 km; xây dựng mới Tỉnh lộ 155 nối Sa Pa với Lào Cai theo hướng song song với Quốc lộ 4D với chiều dài là 25,003 km. Dự án trên được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Tổng mức đầu tư dự án là 2.510 tỷ đồng được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (2018 - 2020); giai đoạn II (sau năm 2020). Từ năm 2018 đến hết năm 2020, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng mới tỉnh lộ 155 đoạn từ nút giao với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại Km 0 tương ứng với Km 135+900, Quốc lộ 4D) đến Km13+800, kết nối với Quốc lộ 4D tại Km 117+550 (bao gồm cả cầu Móng Sến và đường dẫn hai đầu cầu) có chiều dài 13,8 km.

Sau năm 2020, triển khai giai đoạn II của dự án, hoàn thành toàn tuyến theo quy mô dự án.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw