Chấn hưng văn hóa từ việc xây dựng con người

Văn hóa như phù sa bồi đắp dần dần, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai và sự phát triển bền vững, do vậy cần có một tầm nhìn xa, chiến lược, một nguồn lực ưu tiên thỏa đáng.

Mấy ngày nay, dư luận xã hội xôn xao trước con số 350 nghìn tỷ đồng mà ngành văn hóa đề xuất trình Chính phủ cho việc đầu tư chấn hưng, phát triển văn hóa. Nhiều người bảo, số tiền quá lớn, trong khi đất nước đang còn nhiều khó khăn, còn nhiều khoản cần đầu tư, đáng đầu tư hơn. Và đi kèm với đó là nỗi lo về sự xuất hiện ồ ạt những “tượng đài xấu xí”, những “bảo tàng, nhà văn hóa bạc tỷ bỏ hoang”… Vậy, 350 nghìn tỷ đồng đầu tư cho văn hóa liệu có phải là quá nhiều? Và đáng hay không đáng?

Còn nhớ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rất rõ: một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước giai đoạn này đó chính là xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, trong đó có việc “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ”.

cong-chieng-cuoi-tuan-du-lich-gia-lai1.jpg
Mô hình "Cồng chiêng cuối tuần" là trải nghiệm thú vị cho du khách tại Gia Lai.

Điều đó để thấy, chấn hưng văn hóa chẳng phải thứ gì cao siêu, cũng không phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội. Chính môi trường văn hóa tạo ra con người văn hóa, con người văn hóa lại giữ vai trò chủ thể để giải quyết những bài toán căn cơ về phát triển văn hóa, để từ đó hình thành những giá trị chuẩn mực đạo đức, lan tỏa nét đẹp văn hóa đến mỗi người. Qua đó thực hiện nhiệm vụ văn hóa là sức mạnh nội sinh cho phát triển bền vững đất nước.

Nhưng, thực tế thì sao?

Mỗi ngày, chúng ta đều phải chứng kiến xung quanh mình, trên báo chí, các trang mạng xã hội… sự gia tăng không ngừng của tình trạng bạo lực, tội phạm, tệ nạn xã hội. Đau lòng thay ngay cả những người thân thích ruột thịt cũng sẵn sàng “xuống tay” sát hại nhau, để rồi dẫn đến những kết cục thật thương tâm. Rồi những vụ “đại án” mà thủ phạm lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”…

Biết bao nhiêu câu chuyện buồn về văn hóa ứng xử, sự xuống cấp về đạo đức, băng hoại về lối sống, nhân cách… “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, đến mức nhiều người tự hỏi, điều gì đang xảy ra? Phải chăng chúng ta đang ở vào thời kỳ khủng hoảng, phai nhạt, “đứt gãy” các giá trị văn hóa truyền thống vốn có?

Không ít người đổ lỗi cho cơ chế thị trường, rằng chính sự tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho nhiều người, nhất là giới trẻ chạy theo lối sống thực dụng vật chất, đề cao giá trị đồng tiền, những thứ phù phiếm bề nổi, mà coi nhẹ các giá trị thực chất, bên trong, dẫn đến sự xuống cấp đạo đức xã hội. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần. Còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng… Mà nếu như chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám thừa nhận thì sẽ rất khó để có được các quyết sách phù hợp.

Văn hóa như phù sa bồi đắp dần dần, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai và sự phát triển bền vững, do vậy cần có một tầm nhìn xa, chiến lược, một nguồn lực ưu tiên thỏa đáng. Ngay cả chủ trương xây dựng các thiết chế văn hóa, các không gian sáng tạo quy mô lớn, hiện đại, những “biểu tượng văn hóa quốc gia” - điều đó có gì sai và cũng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng, quan trọng vẫn là ở cách chúng ta triển khai thực hiện thế nào cho thật hiệu quả mà thôi.

Văn hóa Việt Nam đã, đang được đặt trong tâm thế mới, yêu cầu mới, với mục tiêu trọng tâm và cốt lõi là xây dựng con người. Vậy nên đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn về những giải pháp mang tính toàn diện cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh mới, để làm sao lan tỏa tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” như thông điệp mà ngành văn hóa đã đưa ra.

Chỉ khi chúng ta mang đầy đủ những giá trị phẩm chất, tinh thần Việt Nam, một công dân toàn cầu chân chính, thì chúng ta mới có được sự ghi nhận và một chỗ đứng xứng đáng. Và khi ấy, công cuộc chấn hưng văn hóa mới thực đúng nghĩa, đúng tầm...

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

fb yt zl tw