Chấn chỉnh lạm thu đầu năm học: Đừng để "đến hẹn lại lên"

Đến năm học mới, không ít phụ huynh ở một số nơi bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với loạt khoản thu tự nguyện đầu năm.

Ngay trước thềm năm học mới, câu chuyện lạm thu trường học lại nóng hơn bao giờ hết. Đến hẹn lại lên, trong khi học sinh cả nước háo hức được đến trường thì phụ huynh lại bộn bề mối lo tiền sách vở, học phí, đồng phục... Trong đó, không ít phụ huynh ở một số nơi bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với loạt khoản thu tự nguyện đầu năm. Đây là chủ đề luôn “nóng” mỗi năm học mới. Làm thế nào để chấn chỉnh lạm thu đầu năm học, tránh “đến hẹn lại lên”?

Mỗi khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, dư luận lại băn khoăn về những khoản thu đầu năm.

Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đăng tải đoạn clip, trong đó, nhân viên hướng dẫn học sinh mua các loại đồng phục và nói rõ không đeo (balo đồng phục) bảo vệ không cho vào cổng trường. Đoạn clip được cho là quay tại một trường THPT công lập ở TP.HCM, ghi lại cuộc trao đổi giữa học sinh và nhân viên nhà trường về việc mua đồng phục đầu năm học.

Nhiều phụ huynh tại Quảng Ninh băn khoăn về một số cơ sở giáo dục thu thêm tiền để làm rèm cửa, lắp điều hòa nhiệt độ trong phòng học. Vừa qua, thông tin phụ huynh phản ánh muốn lắp điều hòa, máy chiếu phải ký cam kết tặng lại cho trường tại huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng gây xôn xao dư luận.

Vừa rồi chỉ là một vài ví dụ về việc các khoản thu ngay trước thềm năm học mới. Đầu năm học nào cũng xuất hiện phàn nàn của phụ huynh về chuyện họ phải đóng quá nhiều tiền phí và quỹ. Nếu xét theo tên gọi, ví dụ Quỹ cơ sở vật chất, lắp điều hòa, máy chiếu, rèm cửa, rồi quỹ phụ huynh..., rồi lại còn cả đồng phục balo nữa, thì dường như phụ huynh đang nghiễm nhiên phải có trách nhiệm chia sẻ với nhà trường để con họ có điều kiện học tốt.

Nhiều phụ huynh không đồng tình với mức thu nhưng không tiện phản đối, vì sợ nhà trường sẽ làm khó cô giáo chủ nhiệm hoặc con em họ: "Đến rồi ngồi nghe như vẹt, vỗ tay rào rào, nộp tiền rồi ra về. Cũng muốn lên tiếng nhưng mình là số ít, sợ lên tiếng đi học con mình sẽ bị đì nên thôi im lặng đằng nào mình cũng phải đóng tiền. Bây giờ họ lại cứ chuyển sang theo hình thức tự nguyện hết. Ví dụ như phòng học của cháu nóng, không có điều hòa thì họ gợi ý là phụ huynh nộp tiền mua điều hòa hay lắp rèm cho các cháu mát chẳng hạn. Kể cả học thêm họ cũng bảo là học sinh tự nguyện thì họ dạy. Tất nhiên là mình biết thừa là không có chuyện tình nguyện nhưng mà nó không thành thông báo của nhà trường nữa mà nhà trường chỉ gợi ý thôi. Sau đó các phụ huynh lục đục họp với nhau, nhiều khi mình cũng bắt buộc phải theo chứ mình cũng chẳng muốn đóng góp vì cũng tốn kém".

Trước tình trạng này, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương quan điểm: "Đề nghị các trường thực sự minh bạch, rạch ròi và lấy ý kiến của đông đảo phụ huynh, phải phục vụ mục đích giáo dục, thu đúng, thu đủ. Về phía phụ huynh thì tôi cũng rất tha thiết mong phụ huynh nên tìm hiểu kỹ tất cả quy định, các khoản thu nộp ở trong nhà trường hiện nay thì đã có quy định rồi. Phụ huynh nên nắm được những quy định đấy, phát hiện những khoản thu vô lý, kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng. Bây giờ tôi thấy nhiều tỉnh, thành cũng làm rất tốt, HĐND sẽ ban hành danh mục khoản thu trong nhà trường được phép thu, tối đa không quá bao nhiêu tiền".

Để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các khoản thu đầu năm học 2023 -2024, Sở GD&ĐT Cà Mau yêu cầu không được đặt ra những nội dung trái quy định nhằm gợi ý và ép buộc phụ huynh đóng góp các khoản thu ngoài quy định, còn Bạc Liêu quy định rõ được thu khoản nào: khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn...

Nhà giáo ưu tú - TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng, các địa phương cũng cần có những giải pháp quyết liệt như thế để mỗi buổi họp phụ huynh dịp đầu năm học mới là dịp để phụ huynh và giáo viên gặp gỡ trong tâm thế vui vẻ, chứ không chỉ là đi họp để đóng tiền.

"Mong rằng ở nơi nào đó chưa làm tốt thì cần làm tốt hơn. Ra những chỉ thị cụ thể, những ý kiến chỉ đạo rõ ràng, từng khoản thu đầu năm để cho các nhà trường dễ làm và cũng để tránh làm sai. Tôi nghĩ là nếu làm tốt việc đó thì chắc chắn mang lại hiệu quả và cũng tránh tiếng cho Bộ GD&ĐT, mùa Thu lại theo nghĩa xấu thì k còn đẹp nữa", TS Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ.

Để niềm hân hoan đón chào năm học mới được trọn vẹn, ngoài sự chỉ đạo tích cực từ các cấp quản lý thì vai trò của phụ huynh cũng rất quan trọng góp phần giảm bớt, tiến tới chấm dứt tình trạng lạm thu đầu năm học.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw