100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Cầu nối giữa Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số

Yên Bái là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nên công tác tuyên truyền bằng các thứ tiếng dân tộc luôn được Báo Yên Bái quan tâm. Cùng với sản xuất các chương trình tiếng Việt, Báo Yên Bái còn sản xuất các chương trình truyền hình, báo vùng cao song ngữ Việt - Mông, đặc biệt là phát sóng chương trình phát thanh của 3 thứ tiếng: Mông, Dao và Thái.
Trong suốt những năm qua, chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Báo Yên Bái đã thực sự trở thành cầu nối đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS phát triển.
Hiện nay, cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng 18 các chương trình truyền hình, xuất bản 2 số báo Yên Bái Vùng cao song ngữ Việt - Mông thì Phòng Dân tộc Báo Yên Bái còn sản xuất 110 chương trình phát thanh, trong đó có 90 chương trình thời sự tổng hợp, 5 chương trình "Dân tộc phát triển”, 3 chương trình "Vùng cao đổi mới” và 3 chương trình "Chuyện trong nhà ngoài bản”. 
Nội dung các chương trình phát thanh được biên tập ngắn, phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống, giúp thính giả trong tỉnh nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như định hướng của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. 
Để chương trình phát thanh tiếng dân tộc thực sự là người bạn không thể thiếu của bà con dân bản, theo chị Giàng Thị Dủ - biên tập viên tiếng Mông thì mỗi phát thanh viên, biên dịch viên không chỉ nắm rõ các chủ trương, chính sách mà điều quan trọng là phải biên dịch đúng nội dung, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, giọng đọc truyền cảm mới có thể phát huy hiệu quả tuyên truyền. 
Biên tập viên Giàng Thị Dủ cho biết: "Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tiếng dân tộc vừa biên tập, biên dịch, đọc các chương trình vừa thường xuyên đi cơ sở để có những bài viết mang hơi thở cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng chương trình phát thanh”. 
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người dân có thể tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh nhưng chị Lý Thị Tàn ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên vẫn thường xuyên theo dõi các chương trình phát thanh tiếng Dao của Báo Yên Bái. 
Qua nghe chương trình phát thanh tiếng Dao đã giúp chị thay đổi nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia đình  không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ có kinh tế khá giả nhờ trồng quế. Không chỉ bà con người Dao mà đồng bào Mông ở các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải cũng coi chương trình phát thanh như người bạn  tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. 
Ông Thào A Páo - Chủ tịch UBND xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Qua nghe các chương trình phát thanh tiếng Mông, bà con trong xã đã biết gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp; biết gieo trồng vụ đông, trồng su su lấy ngọn, trồng đào, trồng lê để có thêm thu nhập, đời sống của người dân từng bước được nâng lên”.
Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền đặc biệt là các chương trình phát thanh tiếng dân tộc, nhà báo Nguyễn Quốc Chiến - Phó Tổng biên tập Báo Yên Bái cho biết: "Trong thời gian tới, Báo Yên Bái tập trung ứng dụng công nghệ, tiếp tục đổi mới hình thức thể hiện, tăng thời lượng các chương trình phát thanh tiếng Thái, Mông, Dao. Đồng thời, Báo sẽ thay đổi kết cấu nội dung, chú trọng cung cấp những thông tin sát sườn, chuyển tải kịp thời những định hướng, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế, xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống để đồng bào dân tộc tiếp cận thông tin sớm và áp dụng vào đời sống”.
Việc quan tâm mở rộng chương trình phát thanh các thứ  tiếng dân tộc Mông, Dao, Thái... ở tỉnh miền núi có trên 30 dân tộc anh em như Yên Bái là việc làm hết sức cần thiết, thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới.
Hải Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài bày tỏ sự đồng tình, phấn khởi, tự hào cũng như quyết tâm đồng hành cùng nhân dân cả nước hiện thực hóa “bước chuyển mình chiến lược”, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chiều 3-7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 khi dự và chủ trì phiên họp thứ Nhất của Tiểu Ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra sáng 3/7.

fb yt zl tw