Cao tốc Bắc - Nam sẽ phải đồng bộ giám sát, điều hành giao thông thông minh

Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành đồng bộ hệ thống giám sát, điều hành giao thông khi đưa cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 vào khai thác.
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 6 chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế rà soát, tính toán kỹ lưỡng chi phí đầu tư, thiết kế, kiến trúc tổng thể hệ thống giám sát, điều hành giao thông.
"Chủ đầu tư các dự án thành phần phải khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định.  Trong đó, hệ thống giám sát, điều hành giao thông của các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 phải đảm bảo hoàn thành đồng bộ với dự án khi đưa vào khai thác", Bộ GTVT chỉ đạo.
Vụ Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm rà soát, tham mưu về nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai thực hiện đối với hệ thống giám sát, điều hành giao thông của các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam cả hai giai đoạn.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, báo cáo về phương án và tiến độ đầu tư hệ thống; Chủ trì tổ chức thẩm định và tham mưu Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư công;
Thực hiện cơ quan chuyên môn về xây dựng trong đầu tư hệ thống giám sát, điều hành giao thông các dự án thành phần cao tốc do nhà nước đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp chặt chẽ với Ban QLDA 6 trong quá trình tổ chức thiết kế hệ thống giám sát, điều hành giao thông; tham gia ý kiến đầy đủ các nội dung về giải pháp thiết kế, kiến trúc tổng thể, chi phí đầu tư hệ thống đảm bảo tiết kiệm, đồng bộ, hiện đại.
Đơn vị này cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo thẩm quyền đối với các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống.
Hệ thống ITS trên tuyến cao tốc bao gồm biển, bảng điện tử, camera giám sát tự động, cung cấp thông tin về tình trạng tuyến đường, mật độ xe, sự cố... giúp lái xe kịp thời nắm bắt. Có hệ thống này, khi xảy ra tai nạn, thay vì tuần đường phải đến tận hiện trường, trung tâm xử lý dữ liệu có thể phát hiện và điều phối kịp thời lực lượng đến hiện trường.
Mới đây, ngày 7/5, đoàn công tác Ban QLDA 7 đã đến dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo để tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm triển khai và quản lý vận hành hệ thống giao thông thông minh (ITS) và hệ thống thu phí không dừng (ETC).
Theo quy hoạch đường bộ cao tốc, Việt Nam sẽ có 41 tuyến, với tổng chiều dài hơn 9.000km. Đến nay, cả nước đã có 34 tuyến, với tổng chiều dài 1.829km đưa vào khai thác. Dự kiến, đến năm 2025 sẽ đạt 3.000km và đến năm 2030 đạt 5.000km đường cao tốc.
Tuy nhiên, hiện nay cả nước mới chỉ có 8/34 tuyến cao tốc được đầu tư lắp đặt hệ thống ITS. Việc triển khai lắp đặt các hệ thống ITS và ETC sau khi tuyến đã vận hành đặt ra vấn đề phải điều tiết giao thông, gây nguy hiểm, chi phí cao. Do đó, đầu tư đồng bộ hệ thống ITS và ETC cùng với công trình là việc cần thiết.
Ban QLDA 7 cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Ban QLDA 7 đang chịu trách nhiệm triển khai hệ thống ITS, ETC và trạm kiểm tra tải trọng xe tại các dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có một số nội dung mới cần trao đổi kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị, công tác quản lý vận hành,.. Do đó, Ban QLDA 7 đã đề nghị Tập đoàn Đèo Cả phối hợp hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm để triển khai thực hiện.
(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
fb yt zl tw