Cảnh sắc và con người Tây Bắc trong tranh của Bùi Văn Tuất

'Tôi chọn cái tên "Nhìn lại" như là một cách để nhớ lại những chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của mình - những khoảnh khắc, những cảnh sắc, những cuộc trò chuyện, những con người mà tôi gặp gỡ'.

Từ ngày 28/10-28/12/2023 tại Đà Lạt, họa sĩ Bùi Văn Tuất tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề Nhìn lại.

Triển lãm sẽ trưng bày khoảng trên 30 bức sơn dầu với đa dạng kích thước. Điều đặc biệt, tất cả tác phẩm bày trong triển lãm này đều là cảnh sắc và con người của Hà Giang, vùng đất đã để lại trong anh những ấn tượng sâu đậm nhất.

Tác phẩm "Khoảng sân trước nhà".

Phần lớn các tác phẩm được anh sáng tác trong năm 2023, chưa từng công bố, chỉ có một số tác phẩm cũ anh bổ sung thêm cho hợp với chủ đề của triển lãm.

Bùi Văn Tuất còn tiết lộ, trong số hơn 30 bức tranh, anh đau đáu với tác phẩm Khoảng sân nhỏ trước nhà với gần 4 năm nghiền ngẫm. Năm 2019 anh đặt bút vẽ đầu tiên cho tác phẩm nhưng phải đến cuối tháng 9 năm nay mới hoàn thiện.

Bằng bút pháp tả thực điêu luyện, các đối tượng trong tranh Bùi Văn Tuất hiện lên vô cùng sinh động và gần gũi. Chủ đề chính trong các sáng tác của anh là chân dung và phong cảnh ở các tỉnh miền núi, nơi anh đã thực hiện rất nhiều chuyến đi thực tế của mình. Có nhiều bức trong triển lãm là tác phẩm trực họa trong các chuyến đi ấy.

Chân dung trong tranh của Tuất rất đa dạng. Mọi độ tuổi, mọi giới tính, ngành nghề, nhưng ấn tượng đặc biệt nhất – điều tạo nên tên tuổi của anh chính là chân dung trẻ con. Trẻ con nhiều họa sĩ đã vẽ, nhưng để vẽ ra được đúng cái chất trẻ con thì hiếm. Bùi Văn Tuất là một trong số ít người như thế.

Tác phẩm "Vòng cổ cườm màu ngọc lan'".

Một chủ đề nữa trong sáng tác của Bùi Văn Tuất cũng khiến công chúng yêu thích là loạt tranh phong cảnh. Đó là lát cắt, những trích đoạn của không gian sống như một góc bếp với nồi niêu treo trên vách tường ám khói, một ấm nước đang sôi trên bếp củi đỏ lửa, một chú cún nhỏ nằm ngủ say sưa trên thềm đất nện…

Cái khéo léo, tinh tế của Tuất là ở chỗ, anh khiến người thưởng lãm có cảm giác rằng, họ đang không ngắm tranh mà là đang chiêm ngắm cuộc sống.

Bùi Văn Tuất chia sẻ: “Tôi chọn cái tên Nhìn lại như là một cách để nhớ lại những chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của mình - những khoảnh khắc, những cảnh sắc, những cuộc trò chuyện, những con người mà tôi gặp gỡ.

Tác phẩm "Tóc rối".

Đây cũng là dịp để tôi nhìn lại một chặng đường sáng tác của mình, kể từ lúc bắt đầu cầm cọ, cho tới triển lãm cá nhân đầu tiên Tuổi thơ như thế, để thấy những gì mình đã và chưa làm được; hay nói khác đi là cái gì còn dở dang thì tôi tiếp nối ở đây. Và điều quan trọng nhất, tôi muốn nhìn lại lần cuối quãng đường vừa qua trước khi kết thúc để chuyển sang một giai đoạn sáng tác mới. Một tìm tòi mới cho mình, cả về ý tưởng lẫn phương pháp thể hiện”.

Bùi Văn Tuất sinh năm 1982, tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007. Anh từng tham gia các triển lãm nhóm Tứ Lập 1,2,3 tại Hà Nội, Sài Gòn và một triển lãm cá nhân Tuổi thơ như thế năm 2018 tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2018. Hiện anh sinh sống và sáng tác tại Hà Nội như một họa sĩ độc lập.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw