Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao gia tăng dịp cuối năm

Lực lượng Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác với tội phạm công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đang có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi trong dịp cuối năm, nhất là lừa đảo qua điện thoại hoặc cho vay tiền online.

Cuối năm là thời điểm tội phạm gia tăng hoạt động, trong đó có tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức.

Cảnh báo từ Công an thành phố Hà Nội.

Cảnh báo từ Công an thành phố Hà Nội.

Một số kịch bản mà tội phạm đưa ra là: giả mạo thương hiệu, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa chương trình trúng thưởng Tết, sự kiện tri ân khách hàng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn; mua vé tàu, máy bay, xe khách giá rẻ; vé các sự kiện lớn dịp cuối năm...

Đáng chú ý, vào dịp cuối năm, nhu cầu vay tiền tăng cao, đánh vào tâm lý của khách hàng muốn vay nhanh, thủ tục thuận tiện, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Phổ biến nhất là việc các đối tượng thông qua cuộc gọi, tin nhắn điện thoại hoặc qua nền tảng mạng xã hội để tiếp cận, dẫn dụ, thao túng tâm lý nạn nhân thực hiện chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.

Cuối tháng 11/2024, Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của anh H (sinh năm 1993 ở Nam Định) về việc bị lừa đảo khi vay tiền online. Do có nhu cầu vay tiền, anh H đã lên mạng tìm hiểu và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng.

Đối tượng thông báo anh nhập sai số tài khoản, muốn sửa lỗi phải nộp tiền mới được giải ngân khoản vay. Anh H chuyển tiền xong nhưng vẫn không rút được khoản tiền vay. Lúc này anh mới nhận ra mình bị lừa nên đã đến cơ quan Công an trình báo. Tổng số tiền anh H bị lừa là 45 triệu đồng.

Nội dung tin nhắn các đối tượng lừa đảo.
Nội dung tin nhắn các đối tượng lừa đảo.

Nổi lên gần đây là thủ đoạn giả mạo cán bộ cơ quan Nhà nước gọi điện thoại cho người dân cài các ứng dụng giả mạo VNeID, dịch vụ công, Tổng cục Thuế, Sổ tay sức khỏe điện tử… để lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Đây không phải là những hình thức lừa đảo mới nhưng vẫn nhiều người mắc phải.

Mới đây, ngày 26/12, chị N.T.H (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do sơ ý ấn nhầm vào “link lạ” có dấu hiệu mạo danh cơ quan nhà nước, đã mất số tiền vài trăm triệu đồng.

Các đối tượng thường gọi điện giả danh cán bộ thuộc lực lượng Công an, Ủy ban nhân dân vận động người dân đi cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID, khai báo thông tin trên Dịch vụ công, Tổng cục Thuế, Sổ tay sức khỏe điện tử… để tạo lòng tin. Sau đó gợi ý, hướng dẫn người dân tự thực hiện trên điện thoại di động cá nhân để không cần trực tiếp đến cơ quan Công an.

Khi người dân đồng ý thực hiện, các đối tượng hướng dẫn tải ứng dụng giả mạo thông qua các đường link (liên kết) mà đối tượng cung cấp.

Sau khi cài đặt, ứng dụng sẽ yêu cầu cấp toàn bộ quyền truy cập trên điện thoại, bao gồm: Danh bạ, vị trí, hình ảnh, camera, ghi âm, trợ năng trên điện thoại...

Ngay sau khi ứng dụng được cấp quyền, các đối tượng có thể theo dõi và điều khiển hoàn toàn điện thoại của nạn nhân từ xa..., rồi truy cập vào tài khoản, chuyển tiền. Nguy hiểm hơn, các đối tượng có thể hoàn toàn thu thập được những thông tin cá nhân, thông tin nội bộ, như: ảnh chụp, video, tin nhắn, số điện thoại lưu trữ trên thiết bị, điều này đặt ra nguy cơ lộ, mất bí mật Nhà nước (nếu có) và bí mật đời tư.

Để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an thành phố Hà Nội) khuyến nghị, người dân chỉ cài đặt ứng dụng từ nguồn chính thống trên App Store (đổi với hệ điều hành IOS cho điện thoại Iphone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài, link lạ; không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.

Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, không vội đồng ý tất cả các điều khoản khi cài đặt. Cùng với đó, người dùng nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.

Đối với các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội, đó rất có thể là “bẫy” của các đối tượng lừa đảo.

Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

Ngoài ra, khi phát hiện các website lừa đảo, ứng dụng giả mạo, người dân cần thông báo ngay với cơ quan chức năng và cảnh báo mọi người xung quanh để nhận diện và phòng tránh.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Bổ sung đối tượng trẻ em nhà trẻ bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách nhà nước; Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác… là những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5.

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Dịp 30/4 và 1/5 hằng năm là thời điểm nhu cầu đi lại, du lịch, thăm thân tăng cao. Năm nay, lượng người tìm kiếm vé máy bay tới các địa phương, điểm du lịch nổi tiếng gia tăng đột biến. Lợi dụng tâm lý muốn mua vé giá rẻ, nhiều đối tượng đã thực hiện chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng công việc, kế hoạch cá nhân và gia đình.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Việt Nam

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn đàm phán thương mại với Việt Nam

Ngày 10/4 (giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có các cuộc làm việc với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Tin lời "trai đẹp" trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ mất gần 9 tỷ đồng

Tin lời "trai đẹp" trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ mất gần 9 tỷ đồng

Ngày 2/4, Công an TP Hà Nội cho biết, một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online.

fb yt zl tw