Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng

Gần đây, nhiều người dân bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng.

Thời gian gần đây, Công an TP Hà Nội liên tiếp nhận đơn trình báo người dân về việc bị lừa số tiền từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng, vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng. Thậm chí có nạn nhân bị lừa nhiều nhất 57 tỷ đồng.

Các đối tượng thường sử dụng phương thức "đầu tư tài chính" dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng biến tướng. Hình thức phổ biến nhất là lôi kéo tham gia đầu tư tiền ảo trên các sàn giao dịch.

Theo cơ quan công an, lừa đảo tài chính là loại lừa đảo quy mô nhất trong các loại lừa đảo, vì độ phức tạp cũng như độ hiểu biết luật của các đối tượng. Nhiều người bị lừa vẫn không biết mình bị lừa như thế nào.

Trung tá Nguyễn Thành Chung, Phó Trưởng phòng 4, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, cho biết: "Thời gian qua, nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lừa đảo, đầu tư tài chính trên không gian mạng, cũng như vụ việc liên quan đến lừa đảo tiền ảo, tiền mã hóa đã xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong nhân dân. Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo phổ biển có thể kể đến như: kinh doanh đa cấp tiền ảo, tiền mã hóa biến tướng trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông qua hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối, quyền chọn nhị phân...

Đáng chú ý, trong giai đoạn giá của một số đồng tiền mã hóa, tiền ảo tăng trong thời gian qua cũng là thời điểm các đối tượng phạm tội tăng cường hoạt động quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên không gian mạng thông qua các sàn giao dịch, các website đối tượng đưa ra. Mục đích cuối cùng là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Chỉ số giá trên các sàn giao dịch cũng như trang web giao dịch do các đối tượng thiết lập có thể được các đối tượng điều chỉnh theo hướng có lợi cho các đối tượng".

Hiện nay có tình trạng nhiều nhóm đối tượng trong nước lập ra các sàn, trang web đầu tư tài chính giả mạo sàn quốc tế, hoặc thậm chí tự cho ra đời các loại tiền ảo để lôi kéo nhà đầu tư dẫn đến nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất cao.

"Thực tế ở Việt Nam, khung pháp lý để điều chỉnh, quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tiền mã hóa chưa cụ thể, rõ ràng, người dân vẫn có thể tham gia giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa công khai trên không gian mạng và qua các sàn giao dịch quốc tế cũng như các sàn giao dịch trong nước, hoặc thông qua ứng dụng OTT, hay trên các hội nhóm, diễn đàn", Trung tá Nguyễn Thành Chung cho biết.

Theo ông Chung một số dấu hiệu cụ thể để nhà đầu tư nhận biết được hình thức lừa đảo như: các đối tượng thiết lập các sàn giao dịch, trang web giả mạo sàn giao dịch quốc tế, sau đó giao cho đội ngũ nhân viên telesale gọi điện mời chào nhà đầu tư tham gia vào các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo, Telegram. Sau khi nhà đầu tư tham gia vào nhóm, các đối tượng và thành viên trong nhóm liên tục nhắn tin, gọi điện để thuyết phục nhà đầu tư tham gia giao dịch đầu tư tài chính cũng như mua bán tiền ảo, tiền mã hóa nhằm chiếm đoạt tiền của người tham gia.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Thời điểm này, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm nhiều hơn, đặc biệt là mua sắm online. Đây cũng là thời điểm lừa đảo trực tuyến lại “nóng”. Do đó, người tiêu dùng cần cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo. Số liệu từ cơ quan chức năng, thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ đồng. Đáng chú ý, số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số người có thể lấy lại được tiền rất nhỏ.

Giải quyết, xử lý gần 1000 hộ dân làm nhà ở và công trình trên đất chưa phù hợp

Giải quyết, xử lý gần 1000 hộ dân làm nhà ở và công trình trên đất chưa phù hợp

Theo thống kê từ các địa phương trong tỉnh, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 6.550 hộ dân và cá nhân làm nhà ở, công trình xây dựng trên đất chưa phù hợp với mục đích sử dụng đất. Riêng năm 2024, số lượng phát sinh rất ít do các huyện, thành phố tăng cường quản lý về đất đai, xây dựng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Những kết quả tích cực trong công tác thi hành án dân sự

Những kết quả tích cực trong công tác thi hành án dân sự

Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh, năm công tác 2024 (tính từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024), số lượng vụ việc và số tiền phải thi hành tăng đáng kể so với năm 2023, trong đó riêng số tiền thụ lý mới đã tăng 81%. Thêm vào đó, ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão Yagi (tháng 9/2024) càng làm gia tăng mức độ phức tạp của các vụ án, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý của các cơ quan thi hành án.

Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn ghép ảnh cá nhân vào clip nhạy cảm để tống tiền

Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn ghép ảnh cá nhân vào clip nhạy cảm để tống tiền

Thời gian gần đây, lực lượng công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện thủ đoạn mới, các đối tượng sử dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo để cắt ghép hình ảnh khuôn mặt của cá nhân vào các hình ảnh, clip có nội dung “nhạy cảm” để thực hiện các hành vi lừa đảo, đe dọa tống tiền.

fb yt zl tw