Cảnh giác đừng để bị "lừa chồng lừa"

Kẻ xấu lập fanpage giả mạo cơ quan chức năng, luật sư, chuyên gia an ninh mạng... để giăng bẫy con mồi với chiêu trò lấy giúp lại tiền bị lừa đảo.

Cụ thể, một số đối tượng đã lập ra các trang fanpage giả mạo cơ quan chức năng, luật sư, an ninh mạng… để cung cấp dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa đảo” nhưng thực chất là gài bẫy, tiếp tục dùng nhiều chiêu trò để lừa, lấy tiền của nạn nhân thêm lần nữa.

Nhờ dịch vụ để rồi mất tiền lần hai

Chỉ cần gõ cụm từ “lấy lại tiền bị lừa đảo” trên công cụ tìm kiếm của Facebook, hàng loạt hội nhóm xuất hiện với hàng ngàn thành viên tham gia. Tại đây, các đối tượng đăng quảng cáo dịch vụ lấy lại tiền bị lừa đảo do chuyển khoản nhầm, chơi chứng khoán, chốt đơn trên các sàn thương mại điện tử…

Các nội dung mời chào tham gia dịch vụ rất đa dạng như: “Gọi cho em hỗ trợ lấy lại tiền bị mất trên sàn giao dịch, cam kết uy tín không mất phí”, “Bên mình chuyên xử lý các vấn đề tiền bị treo trên hệ thống online nhanh chóng, hiệu quả”... Thậm chí những đối tượng này còn cắt ghép , hình ảnh của lực lượng công an, dùng AI giả giọng nhằm tăng giá trị quảng cáo dịch vụ lấy lại tiền, gắn logo của nhiều kênh truyền thông có uy tín.

Chị NTA (38 tuổi, ngụ Long An) cho biết từng liên hệ với một trang Facebook giả mạo luật sư để nhờ lấy lại tiền bị lừa, vì trước đây chị bị mất 58 triệu đồng khi tham gia hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên mạng.

“Sau khi liên hệ với trang Facebook này, có người xưng là luật sư, yêu cầu tôi cung cấp một số thông tin. Sau đó, người này thông báo tôi phải đóng 5 triệu đồng để trả tiền cho chuyên viên phụ trách xử lý và hứa hẹn lấy lại tiền đã mất trong ba ngày. Vì tâm lý muốn lấy lại tiền đã mất nên tôi nhẹ dạ cả tin, chuyển ngay tiền theo yêu cầu. Ngay sau đó, người này đã chặn mọi liên lạc với tôi” - chị A kể.

Dịch vụ lấy lại tiền bị lừa đảo xuất hiện nhan nhản trên mạng .

Tương tự, dưới một bài viết trong nhóm “Phòng chống lừa đảo” trên mạng, nói về việc kẻ xấu giả mạo luật sư, thông báo có dịch vụ lấy lại tiền bị lừa đảo… cũng nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Phần lớn phản hồi nhận họ từng là nạn nhân và bị “lừa chồng lừa” bởi dịch vụ lấy lại tiền bị lừa đảo.

Trong vai nạn nhân bị mất tiền vì tham gia đầu tư tài chính trên mạng, PV liên hệ với fanpage có tên “Đại học Cảnh sát Nhân dân” với nội dung quảng cáo: “Hướng dẫn người dân các bước trình báo và nhận lại số tiền bị lừa đảo”, “nhắn tin cho chúng tôi để được hỗ trợ nhận lại số tiền bị chiếm đoạt”...

Khi PV hỏi về cách lấy lại tiền bị lừa đảo, người của trang fanpage này yêu cầu cung cấp chính xác họ tên, tuổi, địa chỉ, số , đồng thời trình báo nội dung sự việc. PV tiếp tục hỏi thêm về cách thức nào để nhận được tiền, địa chỉ ở đâu… thì người này không trả lời, chặn tài khoản liên lạc.

Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trao đổi với PV, luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết gần đây xuất hiện nhiều trang mạng xã hội giả mạo cơ quan chức năng, chuyên gia mạng, luật sư… đăng dịch vụ lấy lại tiền cho nạn nhân bị mất tiền do lừa đảo chơi chứng khoán, tiền điện tử… Hành vi chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dạng này ngày càng thực hiện công khai với nhiều chiêu trò tinh vi.

Theo đó, các đối tượng này lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Cụ thể như lợi dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân như luật sư, công an… để tạo lòng tin với bị hại. Sau khi nạn nhân tin tưởng, sẽ có một đội ngũ thực hiện các công việc từ tiếp nhận thông tin cho đến trấn an tâm lý bị hại. Sau đó, các đối tượng dùng chiêu trò từ đe dọa đến hứa hẹn lấy lại tiền cho các nạn nhân một cách dễ dàng mà không mất công sức đi lại. Có trường hợp những đối tượng này còn yêu cầu được nạn nhân ủy quyền để đứng ra đòi lại khoản tiền bị lừa trước đó.

Bên cạnh đó, để tạo lòng tin cho các nạn nhân, những đối tượng lừa đảo còn đưa ra các hình ảnh chứng minh đã giải quyết lấy lại tiền cho các nạn nhân khác.

Mục đích của các đối tượng này nhằm tiếp cận những nạn nhân đang bị lừa đảo, lợi dụng tâm lý tiếc tiền, cần lấy lại tài sản đã mất để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ. Các đối tượng này thường lập tài khoản giả mạo, tạo ra số lượt tương tác ảo lớn nhằm tạo niềm tin cho nạn nhân.

Cũng theo luật sư Liên, đặc điểm chung của các nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức này là những người ít tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó là tâm lý e ngại, không dám công khai việc mình bị lừa, sợ người thân biết.

“Người dân cần lưu ý các cơ quan như công an, VKS… khi làm việc với các cá nhân, tổ chức sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ của người mà cơ quan công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội” - luật sư Liên nhấn mạnh.

Không chuyển tiền cho đối tượng lạ trên mạng xã hội

Người dân cần cảnh giác trước các thông tin được quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là các nạn nhân từng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Không nên liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ “tiếp nhận hồ sơ”, “thu hồi tiền bị lừa đảo”, “thu hồi tiền treo”…

Người dân không nghe theo, không chuyển tiền cho các đối tượng lạ trên mạng xã hội. Khi thấy fanpage, trang cá nhân giả mạo luật sư, người dân cần kiểm chứng thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến các công ty luật, văn phòng luật sư có uy tín để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.

Bên cạnh đó, khi phát hiện, nghi ngờ các đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng trên.

Luật sư TRẦN MINH HÙNG, Đoàn Luật sư TP.HCM

Báo Pháp luật TP HCM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

Khởi tố một giám đốc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Khởi tố một giám đốc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La thông tin, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Thị Thùy Dương - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên tư vấn công nghệ môi trường và địa ốc Gia Nguyễn.

fbytzltw