Cảnh báo những mối tình 'ảo' trên mạng, mất tiền oan

Ban đầu làm quen, đối tượng trò chuyện tạo tình cảm để kết bạn trên mạng, tìm hiểu về đời sống cá nhân của nhau, những câu chuyện ly kỳ xuất hiện và rồi sau đó sắp xếp ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội mới đây đã tiếp nhận đơn trình báo của anh H, trú quận Hoàng Mai về việc nghi ngờ mình bị đối tượng giăng bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo trình báo của anh H, qua Zalo anh có làm quen với 1 người phụ nữ tên L, sinh năm 1990; đang bán nông sản online ở tỉnh Lào Cai. Người phụ nữ cũng cho biết, cô ta hiện là mẹ đơn thân, đã qua “một lần đò”, đang nuôi con trai 5 tuổi. Trong trang Zalo cá nhân của người phụ nữ, anh thấy rất nhiều hình ảnh hoạt động từ thiện, hơn nữa, L khá xinh đẹp. Anh H qua vài lần trò chuyện đã nảy sinh tình cảm với L.

L cũng bày tỏ rất nhớ thương anh H nhưng khi anh muốn gọi điện thoại video để nói chuyện trực tiếp mặt thì H không chấp nhận. Thậm chí L cũng không cho anh H nói chuyện trực tiếp mà chỉ cho nghe những đoạn trả lời hay hỏi han bằng file ghi âm. Đáng chú ý, L thường gạ gẫm anh H sử dụng ứng dụng Viber hay Messenger để tiện nói chuyện.

Cảnh giác với những lời đường mật, câu chuyện tình cảm trên mạng xã hội.

Theo Thượng tá Phạm Khắc Hà, Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong vụ việc này, đối tượng muốn chiếm đoạt số điện thoại để từ đó có thể khống chế tài khoản Facebook, Zalo hay nền tảng mạng xã hội khác của anh H để tìm kẽ hở lừa đảo, tống tiền...

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, vụ việc tương tự như xảy đến với anh H không còn quá hiếm. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có 3 nhóm lừa đảo chính: Giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, trong đó, không thiếu những “bẫy tình” nhắm vào các đối tượng người cao tuổi, những người đàn ông hám của lạ hay những người phụ nữ độc thân…

Mới đây, Công an xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa kịp thời ngăn chặn vụ "bẫy tình" trên mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người phụ nữ độc thân.

Quen một người đàn ông trên mạng xã hội Facebook, bà H.T.M, là phụ nữ độc thân, trú tại thôn Đại Thắng, xã Xuân Lập đã tin vào những lời mật ngọt dẫn đến hành vi đi bán vàng và chuyển cho người đàn ông lạ. Rất may, hành động này của bà đã được bà chủ hiệu vàng kịp thời phát hiện và trình báo công an xã. Nhờ đó, Công an xã Xuân Lập đã kịp thời cảnh báo bà M. Vụ lừa tình đã kịp thời được ngăn chặn.

Sau tìm hiểu tiếp cận mục tiêu là những cú lừa không ai ngờ.

Theo chuyên gia về an ninh mạng, kẻ lừa đảo thường tìm hiểu và tiếp cận mục tiêu thông qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web hẹn hò hoặc diễn đàn. Sau đó tạo một hồ sơ giả mạo, sử dụng hình ảnh đánh cắp của người khác với ngoại hình đẹp và lôi cuốn; tạo một mối quan hệ tình cảm giả với nạn nhân bằng cách sử dụng các chiêu trò như tán tỉnh, chia sẻ câu chuyện cảm động hoặc đưa ra lời hứa. Có thể dẫn dụ nạn nhân gửi hình ảnh video nhạy cảm và dùng chính những hình ảnh này để đe dọa, tống tiền nạn nhân.

Cơ quan công an một lần nữa khuyến cáo với những người thích thiết lập các mối quan hệ trên mạng xã hội, hãy giữ cảnh giác, không nên quá nhanh tin tưởng vào một người mà bạn mới gặp qua mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác.

Khi gặp một người mới trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến, hãy xác minh danh tính của họ bằng cách tìm hiểu về họ, yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc thậm chí gặp gỡ trực tiếp nếu có thể; chú ý không nên chia sẻ thông tin cá nhân một cách vội vàng.

Nếu phát hiện đã bị lừa đảo, hãy dừng gửi tiền và chặn tất cả các liên lạc từ kẻ lừa đảo; liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch; thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú; cảnh báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này để họ có thể đề phòng những trò lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Việc khóa tài khoản vĩnh viễn sẽ được thực hiện đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 3 lần trở lên.

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Sáng 12/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai tổ chức vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc năm 2024.

Từ những phiên tòa giả định...

Từ những phiên tòa giả định...

Hướng đến mục tiêu phù hợp với từng đối tượng và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, mô hình “Phiên tòa giả định” được Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực.

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

fbytzltw