Cảnh báo các thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 45 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, với 46 nạn nhân - giảm 2 vụ, 7 nạn nhân, 26 đối tượng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, nhóm các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục chiếm cao nhất với 40 vụ (hơn 88,8%). Ngoài ra là các hành vi liên quan đến bạo lực, bạo hành; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt, bắt cóc; các hành vi khác. Công an Thành phố đã xử lý hình sự 27 vụ/31 đối tượng; xử lý hành chính 1 vụ/1 đối tượng, tiếp tục điều tra 17 vụ/17 đối tượng.

Năm 2023, trên địa bàn Thành phố xảy ra 186 vụ với 196 nạn nhân; trong đó có 155 vụ xâm hại tình dục và 16 vụ liên quan đến bạo lực, bạo hành.

Theo Trung tá Phạm Thành Trung, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, nguy cơ xâm hại trẻ em qua mạng xã hội dự báo sẽ tăng do có nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần với nhiều nạn nhân nhưng rất lâu sau đó mới được phát hiện.

Trung tá Phạm Thành Trung cũng cảnh báo các phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em qua mạng xã hội. Trong đó, thủ đoạn chính của các đối tượng là lập phòng “chat” ảo, game online, lập diễn đàn trên các trang web, mạng xã hội để thu thập thông tin cá nhân riêng tư của các trẻ em.

Một số đối tượng tạo ra những thông tin ảo trên các trang web, mạng xã hội như: tên, tuổi, hình ảnh, địa chỉ, nghề nghiệp, cuộc sống khá giả, giàu sang của mình để dễ dàng tiếp cận, làm quen, đánh vào tâm lý, điểm yếu của trẻ, kết bạn với hình tượng dễ gần và thân thiện, có học thức, có thu nhập, tỏ ra chu đáo, từng trải, biết chia sẻ, hiểu tâm lý và sở thích của trẻ bằng sự trải đời của mình, khiến trẻ em tin tưởng, thậm chí coi như thần tượng… Thông qua hình tượng này, các trẻ dần phụ thuộc, coi đối tượng như nơi nương tựa tinh thần, sau đó đối tượng lừa gạt dụ dỗ trẻ em nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục, môi giới mại dâm, mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động...

Phòng Cảnh sát hình sự cũng cảnh báo một số đối tượng lấy hình ảnh giả là người cùng giới, cùng tuổi với trẻ thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber, Wechat, Whatsapp, Twitter, Instagram, Telegram… để tiếp cận làm quen. Sau một thời gian trò chuyện về sở thích, học hành… các đối tượng chuyển sang trò chuyện về giới tính, muốn trao đổi hình ảnh những bộ phận nhạy cảm cho nhau, đề nghị trẻ chụp hình ảnh nhạy cảm của mình để gửi cho chúng.

Sau khi đã có được một số hình ảnh của trẻ, chúng lộ nguyên hình là đối tượng phạm tội, ép buộc trẻ phải cho quan hệ tình dục (kể cả cưỡng đoạt tài sản), nếu không sẽ phát tán những hình ảnh đó trên các trang web, mạng xã hội. Đặc biệt, có trường hợp đối tượng với chiêu bài gạ gẫm, dụ dỗ trẻ em bằng vật chất, tài khoản game ảo nâng cấp… với điều kiện trẻ phải gửi hình ảnh khỏa thân, video clip nhạy cảm của mình cho chúng hoặc hẹn đến nơi kín đáo do chúng chọn để chụp ảnh, sau đó thực hiện các hành vi như: xâm hại tình dục, cưỡng đoạt tài sản, môi giới mại dâm hoặc mua bán người vì mục đích mại dâm…

Để phòng ngừa tình trạng xâm hại trẻ em, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang tăng cường các hoạt động nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống các loại tệ nạn xã hội, nhất là các hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội địa phương xây dựng nhiều mô hình “Phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục”, “Phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, bạo hành, xâm hại, mua bán"... nhằm tuyên truyền, phổ biến các chương trình phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em qua mạng xã hội.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

fb yt zl tw