Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

Cần trao quyền thực chất gắn với tăng cường kiểm soát quyền lực

Theo các đại biểu Quốc hội, việc trao quyền thực chất cho địa phương sẽ giúp hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở được xử lý nhanh chóng, kịp thời theo kịp thực tiễn, song đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để tránh xảy ra tiêu cực.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Trao quyền thực chất cho địa phương

Sáng 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bày tỏ cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết, phạm vi sửa đổi cũng như nhiều nội dung trọng tâm của dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện các quy định liên quan.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) đề xuất Quốc hội xem xét, trao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp mạnh mẽ hơn nữa, đề cao vai trò cá nhân của người đứng đầu Ủy ban nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đó, tại các Điều 18, 21, 24 về quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cần được bổ sung theo hướng tăng trách nhiệm, quyền hạn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp mình.

Từ các vấn đề mà Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, từ các vấn đề phải thông qua cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời quy định cụ thể hơn nữa cơ chế giám sát, giải trình trách nhiệm thông qua chế độ báo cáo tại phiên họp gần nhất của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và báo cáo cơ quan hành chính cấp trên có thẩm quyền quản lý khi được yêu cầu.

“Khi được trao quyền thực chất như vậy thì hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp được xử lý nhanh chóng, kịp thời theo kịp thực tiễn và yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã hội”, đại biểu Minh nêu ý kiến.

Cần cơ chế kiểm soát quyền lực khi phân cấp, phân quyền

Đại biểu Trần Quốc Tuấn - Đoàn Trà Vinh phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Trần Quốc Tuấn - Đoàn Trà Vinh phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Cũng bày tỏ thống nhất cao với quan điểm sửa đổi luật trình Quốc hội tại kỳ họp này như nội dung Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đóng góp ý kiến về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, quy định tại Điều 4.

Theo đại biểu, đây là nội dung hết sức quan trọng, mang tính nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương. Do luật được thiết kế theo tư duy chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tư duy đó là địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm và phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước.

“Do vậy, nếu nội dung này thiếu những thiết chế, cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ thì có thể xảy ra các trường hợp tiêu cực, mà cao hơn là tha hóa quyền lực nhà nước ở địa phương”, đại biểu Tuấn phân tích.

Từ đó, đại biểu đề nghị cần phải bổ sung vào Điều 4 của dự thảo luật về nguyên tắc tăng cường kiểm soát quyền lực khi được phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Cũng nêu quan điểm về kiểm soát quyền lực, qua nghiên cứu của bản thân, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) dẫn chứng việc phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương khi sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng với Luật Tổ chức Chính phủ vẫn còn điểm chưa thống nhất.

Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đó, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 quy định Chính phủ thống nhất quản lý, đồng thời phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương để bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương tại Điều 12, 13, 14, 15 cũng có nội dung về phân cấp, phân quyền nhưng chưa làm rõ nguyên tắc, phạm vi, giới hạn và trách nhiệm giữa cấp trung ương và địa phương.

Theo đại biểu Khải, điểm không thống nhất giữa hai luật này là 2 dự thảo luật đều đề cập đến phân cấp, phân quyền nhưng chưa có sự đồng nhất về cơ chế kiểm soát quyền lực và trách nhiệm giám sát của Chính phủ đối với địa phương.

Do vậy, đại biểu đề xuất cần bổ sung vào Điều 6 của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ nguyên tắc giám sát của Chính phủ đối với việc phân quyền cho địa phương, đồng thời cần bổ sung vào Điều 12 của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương nguyên tắc Chính phủ có quyền điều chỉnh phân quyền trong trường hợp địa phương không đủ năng lực thực hiện.

Bảo đảm đa chủ thể trong vận hành chính quyền địa phương

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm. Bộ trưởng nhấn mạnh, vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất trong xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đó là phân định, làm rõ, hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho chính quyền địa phương để thực hiện phương châm theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, đó là địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sửa đổi luật cũng nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, những vấn đề vướng mắc hiện nay đang tồn tại trong các luật chuyên ngành để bảo đảm khơi thông và thực hiện được nguyên tắc về phân quyền, phân cấp và ủy quyền của Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo Bộ trưởng, Ban soạn thảo đã thiết kế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo tinh thần đổi mới hơn để bảo đảm được yêu cầu vận hành thực tiễn sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đặc biệt, cũng làm rõ hơn về vấn đề thế nào là tiếp tục đổi mới về quản trị địa phương, quản trị quốc gia. Đây là những vấn đề rất quan trọng để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

“Làm sao chúng ta vận hành chính quyền địa phương phải bảo đảm được đa chủ thể, đó là Nhà nước, thị trường, xã hội, các tổ chức, công dân đều tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống chính sách và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Trước những băn khoăn của đại biểu Quốc hội làm sao để bảo đảm địa phương thực sự chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong vận hành của mình theo nguyên tắc địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm, Bộ trưởng Nội vụ cho hay, Ban soạn thảo đã cố gắng thiết kế về mặt tổng thể để thể hiện được cụ thể, rành mạch nguyên tắc, mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, trách nhiệm giữa các chủ thể, phạm vi, hình thức quản lý, điều kiện bảo đảm, trách nhiệm giữa chủ thể phân quyền, phân cấp, ủy quyền với chủ thể nhận phân quyền, phân cấp và ủy quyền và cũng phù hợp với phương thức quản lý về phân quyền, phân cấp, phương thức pháp lý để thực hiện việc này.

Ngoài ra, tính liên thông giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Chính quyền địa phương trong việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền cũng cần tiếp tục hoàn thiện thêm để bảo đảm thực hiện được mục tiêu này.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục rà soát, chỉnh lý để bảo đảm các quy định chặt chẽ, khái quát nhưng đầy đủ, rõ ràng, minh bạch hơn, qua đó xác định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân rành mạch hơn, không có sự chồng chéo, dễ vận hành cho chính quyền địa phương.

“Trên thực tiễn khi có luật này, chính quyền địa phương phải ban hành quy chế để cụ thể hóa toàn bộ các nội dung. Chúng tôi sẽ có hướng dẫn để thực hiện việc này cho rành mạch, rõ ràng, bảo đảm được vận hành của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu”, Bộ trưởng Nội vụ cho biết.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hội Biên phòng - gắn kết tình quân, dân"

"Ngày hội Biên phòng - gắn kết tình quân, dân"

Trong khuôn khổ chương trình điểm cấp tỉnh "Ngày hội Biên phòng" năm 2025 do xã Lùng Vai, Mường Khương phối hợp với Đồn Biên phòng Bản Lầu tổ chức đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tạo không khí vui tươi, sôi nổi, động viên người dân địa phương nỗ lực vượt khó, thi đua lao động, sản xuất, gắn kết tình cảm quân - dân; chung sức, đồng lòng cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

Xây dựng mạng lưới đường sắt đồng bộ, hiệu quả, phát triển đô thị hiện đại

Xây dựng mạng lưới đường sắt đồng bộ, hiệu quả, phát triển đô thị hiện đại

Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sẵn sàng lên đường tòng quân

Sẵn sàng lên đường tòng quân

Cùng với tuổi trẻ cả nước, sáng 15/2/2025, 950 công dân của tỉnh Lào Cai sẽ lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân trực tiếp góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Cần một kịch bản tăng trưởng kinh tế được chi tiết hóa

Cần một kịch bản tăng trưởng kinh tế được chi tiết hóa

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị thảo luận kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2025 do UBND tỉnh tổ chức sáng 14/2. Tại hội nghị, các đồng chí Thường trực UBND tỉnh đã thống nhất chỉ đạo xây dựng kịch bản vừa đảm bảo tính tổng thể, vừa chi tiết, thể hiện sự chủ động và linh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ giao và thời hạn hoàn thành trong tháng 2/2025.

Đánh giá tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Mường Khương

Đánh giá tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Mường Khương

Sáng 14/2, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo huyện Mường Khương.

Trung đoàn 254 sẵn sàng đón nhận chiến sĩ mới

Trung đoàn 254 sẵn sàng đón nhận chiến sĩ mới

Ngay sau tết Nguyên đán Ất Tỵ, các địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang trong tỉnh đã tập trung cao chuẩn bị cho Ngày hội tòng quân năm 2025. Tại Trung đoàn 254 (Bộ CHQS tỉnh), mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng đón nhận, chiến sĩ mới về học tập, công tác.

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, sẵn sàng chiến đấu, giữ bình yên “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Đảng viên cần nêu gương cả trước và sau khi nghỉ việc để tinh gọn bộ máy

Đảng viên cần nêu gương cả trước và sau khi nghỉ việc để tinh gọn bộ máy

Như bất cứ cuộc cách mạng nào, thực hiện tinh gọn bộ máy được xem như một cuộc cách mạng phải có quyết tâm rất cao, đồng thuận lớn và có cả những thiệt thòi, những hy sinh quyền lợi. Trong bối cảnh đó, sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên cả tiên phong xin nghỉ việc và phát huy vai trò đảng viên sau khi đã nghỉ việc là nhân tố hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sớm hoàn thành, phát huy được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

fb yt zl tw