Cần hạn chế rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

Rác thải từ vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom và xử lý triệt để, chỉ được xếp vào danh sách “rác thải nguy hại” và thu gom, xử lý theo quy định về rác thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hàng năm mỗi địa phương thải ra khoảng từ 50-100 tấn rác thải này. Trong đó, mỗi ha lúa/vụ, nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1-1,5kg bao bì; còn trồng hoa màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp 2-3 lần trồng lúa.

Người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng phương pháp che phủ nilon trong quá trình canh tác một số loại cây trồng. Hàng năm sau khi kết thúc mùa thu hoạch, màng phủ nilon bị rách nên phải vứt bỏ để thay màng phủ khác. Người dân thường gom số màng nilon bị rách này ra đốt, khói bay vào khu dân cư gây ra mùi khó chịu.

Sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với lượng rác thải nhựa tiêu thụ hàng năm tại các địa phương là khá lớn.
Sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với lượng rác thải nhựa tiêu thụ hàng năm tại các địa phương là khá lớn.

Qua thống kê của cơ quan chức năng, tổng lượng chất thải rắn (bao gồm chất thải nhựa) phát sinh từ trồng trọt khoảng 661,5 nghìn tấn/năm (gồm 550 nghìn tấn ni-lông, 77,49 nghìn tấn vỏ bao bì phân bón và 33,98 nghìn tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật). Trong chăn nuôi là 67,93 triệu tấn (gồm 77 nghìn tấn chất thải nhựa vỏ bao bì thức ăn); thủy sản là 880 nghìn tấn bùn thải và 273 nghìn tấn chất thải từ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y và các loại chất rắn khác.

Theo ngành chức năng, Hiện có 45% rác thải nông thôn được thu gom, chưa được xử lý mà đổ thẳng ra các bãi rác không hợp vệ sinh, trong đó có một tỷ trọng rất lớn đổ ra kênh, mương. Đối với ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản thì vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của rác thải nhựa: Chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ, phao xốp để làm lồng bè… của người dân đều thải trên biển. Có những mẻ lưới gần bờ 4 phần cá thì 1 phần rác thải trong đó phần lớn là rác thải nhựa.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản vượt kế hoạch đề ra. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng tạo áp lực lớn cho môi trường, trong đó có vấn đề chất thải nhựa trong ngành.

Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và thu nhập cho nông dân. Mặc dù vậy, một vấn đề trong phát triển nông nghiệp hiện nay cần sớm được giải quyết đó là việc sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất còn rất lớn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Tại một số địa phương đã tiến hành thu gom và xử lý rác thải này bằng hình thức đem đốt tại các lò đốt chuyên dụng của một số đơn vị được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên lượng rác được thu gom và xử lý chiếm tỷ lệ rất thấp so với lượng rác xả thải ra và tồn đọng trong đồng ruộng. Ví dụ tỉnh Đồng Nai mới xử lý được khoảng trên 18 tấn trong khi hàng năm xả thải ra khoảng trên 100 tấn rác thải.

Ngoài ra, các tỉnh khác chưa đầu tư công nghệ xử lý thì mới thu gom vào các hố rác và nông dân đốt ở nhiệt độ chỉ vài trăm độ C thì sẽ không p.hân h.ủy hết mà thừa lại tàn dư bên ngoài môi trường (nguyên tắc, bao bì, chai lọ thuốc phải được đốt ở nhiệt độ 1.500 độ C mới tiêu hủy hết). Nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt ở những nơi chưa có bể thu gom chai lọ, bao bì phân bón và thuốc BVTV thì người dân bỏ lại góc ruộng, sau đó trôi nổi tự do ngoài môi trường.

Chính vì vậy, các ngành cần điều tra để đánh giá thực trạng sử dụng rác thải nhựa hiện nay, rà soát lại các văn bản luật pháp có liên quan đến rác thải nhựa và điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, giảm sử dụng bao bì, túi nylon trong nông nghiệp.

Nhằm hạn chế sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN ban hành kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp.

Theo đó, mục tiêu đề ra giai đoạn 2022 đến năm 2025 trong trồng trọt giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa. Ở lĩnh vực bảo vệ thực vật giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa. Trong chăn nuôi giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa…

Phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa; 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp; 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.

Để đạt mục tiêu nêu trên, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cần ứng dụng vật liệu phân hủy sinh học thay thế dần vật liệu nhựa trong sản xuất; thực hiện các quy trình canh tác trong nông nghiệp nhằm giảm chất thải nhựa, tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay thế vật liệu nhựa; xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong ngành nông nghiệp; đồng thời thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

Đối với bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… thực hiện thu gom và xử lý; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nhựa trong sản xuất nông nghiệp; lồng ghép các nội dung truyền thông về quản lý, phòng ngừa, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa vào các chương trình khuyến nông, lâm, ngư; tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông khó phân hủy đến hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái biển, đại dương, môi trường và sức khỏe con người…/..

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy đến hết ngày 31/5/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168 hướng dẫn BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện hành đến hết ngày 31/5/2025. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức, đồng thời tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang tăng cường hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực cao từ cả giáo viên và học sinh hướng đến kết quả tốt nhất.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng quyền lợi, thuận tiện cho người tham gia

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Tổng kết tình hình thực hiện một số nghị định về bảo hiểm y tế; xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Tổ chức nhiều hoạt động nhân Tháng Công nhân năm 2025

Tổ chức nhiều hoạt động nhân Tháng Công nhân năm 2025

Tháng Công nhân năm 2025 diễn ra từ ngày 1 - 31/5 với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Đây là đợt cao điểm thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đối với đời sống, việc làm và các vấn đề liên quan đến đoàn viên, người lao động.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Thông tin từ Sở Y tế, để đáp ứng đầy đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra mùa xuân - hè và thuốc phục vụ nhu cầu dịp nghỉ lễ kéo dài (Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4, 01/5), ngành y tế sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Thảo luận kế hoạch triển khai khoản viện trợ quốc tế hỗ trợ hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Thảo luận kế hoạch triển khai khoản viện trợ quốc tế hỗ trợ hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Sáng 27/3, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) - Cơ quan di cư Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức họp thảo luận kế hoạch triển khai khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp “Khắc phục hậu quả tại một số tỉnh miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng bởi bão Yagi và lũ lụt”.

Chuyện từ "Tiệm bánh không lời"

Chuyện từ "Tiệm bánh không lời"

Từ cô bé khuyết tật, Võ Châm Anh (21 tuổi), ở phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã vượt lên nghịch cảnh nhờ ý chí quyết tâm và sự đồng hành của gia đình để trở thành cô chủ của tiệm bánh ngọt đặc biệt mang tên “Tiệm bánh không lời”.

fb yt zl tw