Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

6-1663-3331.jpg
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 23/10.

Chiều 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chỉnh lý tập trung vào các hoạt động trọng điểm

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉ đạo bỏ cụm từ "di sản tư liệu" trong dự thảo luật, nhưng vẫn giữ nguyên quy định về cơ chế, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Dự thảo luật đã được chỉnh lý các chính sách bảo vệ di sản theo hướng tập trung vào những hoạt động trọng điểm và phù hợp với thực tiễn, ưu tiên ngân sách cho các hoạt động đặc thù như bảo vệ tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, đào tạo nhân lực quản lý di sản (Điều 7, Điều 19, Điều 84, Điều 85).

Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả trong bảo vệ di sản, đặc biệt là quy định về khu vực bảo vệ di tích (Điều 27), và điều kiện xã hội hóa nguồn lực để bảo tồn di sản (Điều 82, Điều 90).

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo đã được điều chỉnh để quỹ chỉ hỗ trợ các hoạt động trọng tâm. Quy định cũng trao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập quỹ này tại địa phương dựa trên tình hình thực tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương và 100 điều, giảm 2 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ 8 lần này.

Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn di sản

Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh.
Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Ông cho rằng, cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn trong việc xác định các di sản phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền. Điều này bao gồm việc định rõ những yếu tố nguy cơ như số lượng nghệ nhân giảm sút hoặc sự xâm lấn của không gian văn hóa liên quan để tạo cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Ngoài ra, đại biểu Bình cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Theo ông, cộng đồng không chỉ là chủ thể của di sản mà còn là lực lượng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.

Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là cho các cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, nơi mà các di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Cộng đồng cần được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao năng lực bảo tồn di sản.

Đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đề nghị cân nhắc kỹ về việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

Theo ông, việc hình thành quỹ ở mỗi địa phương là cần thiết nhưng không phải tỉnh nào cũng đủ khả năng thành lập và quản lý quỹ này. Thay vào đó, đại biểu đề xuất nên thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở cấp Trung ương, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.

Đối với việc đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ gần khu vực bảo vệ di tích, đại biểu Hải cho rằng cần quy định cụ thể về phạm vi và tiêu chí nhận diện các yếu tố tác động tiêu cực đến di tích.

Việc xác định những công trình có khả năng ảnh hưởng đến di sản cần được thực hiện cẩn trọng để vừa bảo vệ được yếu tố gốc của di sản, vừa không gây khó khăn cho đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đóng góp ý kiến liên quan đến các quy định hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa. Ông ghi nhận sự kế thừa từ luật hiện hành nhưng cũng chỉ ra những điểm cần cải thiện, đặc biệt là các quy định chưa cụ thể về các điều kiện hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực di sản văn hóa, từ việc thành lập bảo tàng cho đến chi phí cho các hoạt động kiểm kê, tu bổ di sản.

Đại biểu Sinh cho rằng, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản, một phần do kinh phí hạn chế, một phần do thiếu các cơ chế khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân và các doanh nghiệp trong việc đầu tư bảo tồn di sản.

Để khắc phục những hạn chế này, ông đề xuất cần có các quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết ngay sau khi luật được thông qua, nhằm hỗ trợ các địa phương nhanh chóng đưa luật vào thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Cuối phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh thay mặt cơ quan thẩm tra đã giải trình và làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ông ghi nhận các ý kiến đóng góp và khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Về vấn đề khu vực bảo vệ di sản, ông Vinh nhấn mạnh rằng cần có sự cân đối giữa nhiệm vụ bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân. Việc bảo vệ di sản không thể chỉ dừng lại ở việc xác định khu vực bảo vệ mà còn phải tính đến cách khai thác, sử dụng di sản một cách bền vững, để không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng mong muốn nhận được sự thống nhất quan điểm di sản phải được bảo vệ chặt chẽ chứ không thể nói việc đã xác định di sản, khu vực bảo vệ nhưng lại ưu tiên những việc khác hơn là bảo vệ di sản...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

fbytzltw