Các tuyến leo núi ở Bát Xát đón trên 4.000 lượt khách trong hơn 2 tháng

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, từ tháng 9 đến nay, các tuyến leo núi trên địa bàn huyện với các đỉnh núi Lảo Thẩn, Nhìu cồ San, Ky Quan San đã đón trên 4.000 lượt khách du lịch leo núi tham quan, ngắm cảnh, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu vui cho du lịch huyện Bát Xát trong mùa leo núi năm nay.

1.jpg
Tháng 9, tháng 10 trở đi khu vực vùng cao huyện Bát xát bước vào mùa mây đẹp cũng là mùa nhiều du khách tìm đến chinh phục các đỉnh núi cao Lảo Thẩn (xã Y Tý), Nhìu Cù San, Ky Quan San (xã Sàng Ma Sáo).
2.jpg
Hành trình leo núi tuy vất vả nhưng vẻ đẹp hùng vĩ của các đỉnh núi cao thu hút du khách ngày càng đông.
3.jpg
Trên các tuyến leo núi Lảo Thẩn, Nhìu Cù San, Ky Quan San có nhiều điểm dừng chân chụp ảnh tuyệt đẹp hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm.
4.jpg
Một đoàn du khách dừng chân chụp ảnh trên đường chinh phục đỉnh núi Nhìu Cù San cao 2.965 m so với mực nước biển.
5.jpg
Anh Giàng Páo (áo xanh), một người dẫn đường leo núi từ tỉnh Lai Châu thường xuyên dẫn khách leo núi cho biết trong 2 tháng qua anh dẫn khoảng 5 đoàn khách chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, Ky Quan San với tổng số gần 100 lượt khách.
6.jpg
Để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của các đỉnh núi, du khách thường chọn hành trình 2 ngày 1 đêm. Trải nghiệm bữa cơm và ngủ tại lán trên các đỉnh núi cao trong mùa rét để lại nhiều kỷ niệm khó quên.
7.jpg
8.jpg
Nhiều đoàn du khách thức dậy từ 3 giờ sáng soi đèn pin xuyên đêm lạnh hàng tiếng lên đỉnh núi để ngắm cảnh bình minh.
9.jpg
Sau hành trình xuyên đêm, du khách thích thú ghi lại những khoảnh khắc mặt trời mọc tuyệt đẹp trên những đỉnh núi cao Bát Xát.
10.jpg
Những ngày cuối tuần du khách leo núi rất đông và thực sự trở thành ngày hội trên đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý. Trong 2 ngày 11 - 12/11/2023, đỉnh Lảo Thẩn đón khoảng 300 lượt du khách leo núi.
11.jpg
Theo thông tin từ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bát Xát, từ tháng 9 đến nay, có trên 4.000 lượt khách leo núi, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Do lượng khách leo núi ngày càng đông, nên công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho du khách leo núi được ngành văn hóa huyện quan tâm.
12.jpg
Trong hơn 2 tháng qua, đỉnh núi Lảo Thẩn đón khoảng 2.000 lượt khách (trung bình khoảng trên 200 lượt khách /tuần); đỉnh núi Nhìu Cồ San và đỉnh núi Ky Quan San đều đón trên 1.000 lượt khách.
13.jpg
Các đoàn khách chụp ảnh lưu niệm trên đỉnh núi Nhìu Cù San và khoe những chiếc kỷ niệm chương chinh phục thành công đỉnh núi.
15.jpg
Ngày hội của những bạn trẻ đam mê leo núi trên đỉnh Lảo Thẩn.
14.jpg

Những cung đường chinh phục các đỉnh núi cao của huyện Bát Xát không quá khó cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên đã thu hút ngày càng đông du khách đến leo núi, săn mây, ngắm cảnh và trải nghiệm. Du lịch chinh phục các đỉnh núi cao của huyện Bát Xát trở thành loại hình du lịch ngày càng có sức hấp dẫn du khách bốn phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du khách Việt yêu thích lặn biển tại Thái Lan

Du khách Việt yêu thích lặn biển tại Thái Lan

Với vô số điểm lặn ẩn chứa vẻ đẹp huyền bí cùng hệ sinh thái biển phong phú, Đông Nam Á tiếp tục mê hoặc các thợ lặn bằng những khung cảnh đại dương ngoạn mục và hệ sinh thái biển độc đáo. Và với du khách Việt, Thái Lan là là thiên đường lặn biển hàng đầu với làn nước trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú và những điểm lặn đẳng cấp thế giới.

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội của các doanh nghiệp và nhà đầu tư”, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có chuyến tham quan, khảo sát thực tế tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Với vị trí điểm đầu - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Lào Cai đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trải nghiệm du lịch lưu vực sông Hồng.

Đi chợ phiên Tây Bắc

Đi chợ phiên Tây Bắc

Cuối tháng 3, nhiều du khách vẫn tìm tới Tây Bắc trong chuyến du xuân bởi đây chính là thời điểm Tây Bắc bừng sáng với những sắc hoa rực rỡ. Vùng đất này ngoài khung cảnh nên thơ, con người dễ mến còn có những phiên chợ làm say đắm lòng người bởi những món ngon đặc sắc…

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Ngày 29/3, tại Cảng tàu quốc tế Ao Tiên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long. Đây là kết quả sau hơn 2 năm các bên liên quan tích cực chuẩn bị, đánh dấu bước đột phá về phát triển du lịch của Quảng Ninh.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

fb yt zl tw