Các nước nghèo nhất thế giới rơi vào tình trạng ngày càng xấu

Ngày 14/3, Le Monde dẫn báo cáo của UNDP cho thấy, sau hai thập kỷ chứng kiến ​​tình trạng bất bình đẳng giữa các nước giàu và nước nghèo giảm bớt, thì kể từ năm 2020 các nước nghèo nhất đang trong ​​tình trạng ngày càng xấu đi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner cho biết, sau hai thập kỷ các nước giàu và nghèo xích lại gần nhau hơn về mặt phát triển, nghiên cứu trong báo cáo này là "một tín hiệu cảnh báo rất mạnh mẽ" rằng, các quốc gia hiện đang ngày càng xa cách nhau.

Chỉ số Phát triển con người mà cơ quan này đưa ra từ năm 1990 dự kiến ​​sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 sau khi sụt giảm mạnh trong những năm đại dịch Covid-19 là 2020 và 2021. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy sự phát triển ở một nửa số quốc gia nghèo nhất thế giới vẫn ở dưới mức trước đại dịch.

Ông Achim Steiner phát biểu tại một cuộc họp báo: “Đó là thế giới của người giàu và người nghèo, trong đó chúng ta đang chứng kiến ​​​​sự phát triển diễn ra theo những cách rất bất bình đẳng. Điều này tạo ra nhiều đau khổ hơn và tình trạng nghèo đói kéo dài, bất bình đẳng ngày càng gia tăng”.

Theo báo cáo này, tình trạng bất bình đẳng gia tăng được thúc đẩy bởi sự tập trung của cải kinh tế. Báo cáo chỉ ra gần 40% thương mại hàng hóa toàn cầu tập trung ở ba quốc gia, đồng thời giá trị thị trường chứng khoán của ba công ty công nghệ lớn nhất vào năm 2021 gồm Amazon, Apple và Microsoft - đã vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hơn 90% trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc vào năm đó.

Tổng Giám đốc UNDP cho rằng, các quốc gia trên thế giới nên hợp lực để tập trung vào các mối đe dọa lớn của thế kỷ XXI, đặc biệt là biến đổi khí hậu, những đại dịch tiếp theo cũng như sự xuất hiện của nền kinh tế kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo. Ông Achim Steiner nhận định, xung đột lãnh thổ sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng các mối đe dọa đối với an ninh con người trong thế kỷ XXI sẽ thường xuyên hơn, đòi hỏi khả năng hợp tác cao.

Theo Báo cáo của UNDP, chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa công cộng toàn cầu sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bao gồm ổn định khí hậu và hành tinh, khai thác các công nghệ mới để cải thiện sự phát triển con người và cải thiện hệ thống tài chính toàn cầu.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw