Các chiêu thức lừa đảo dịp nghỉ lễ mà người dân cần cảnh giác

Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng ưu thế của công nghệ để thực hiện các phi vụ lừa đảo khiến không ít nạn nhân sập bẫy. Vào dịp lễ 30/4, 1/5 và nghỉ hè sắp tới là thời điểm lý tưởng để tội phạm lừa đảo tung nhiều "chiêu lừa" mới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Rao bán combo du lịch giá rẻ

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè là thời điểm chiêu thức lừa đảo rao bán combo du lịch giá rẻ “nóng” trở lại. Dù Bộ Công an và báo chí truyền thông liên tục đưa ra những cảnh báo nhưng không ít người vẫn “mắc bẫy” vì ham rẻ.

Không ít nạn nhân từng đưa ra cảnh báo trên mạng xã hội.

Không ít nạn nhân từng đưa ra cảnh báo trên mạng xã hội.

Chiêu thức này hướng đến đối tượng là khách du lịch muốn sở hữu chuyến đi giá rẻ, không tốn quá nhiều chi phí.

Các đối tượng lừa đảo thường sẽ đăng tải bài quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn với giá rẻ trên website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội. Khi nạn nhân có mong muốn được mua, các đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 50 - 70% giá trị) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt số tiền đặt cọc.

Ngoài ra, với những người có nhu cầu đi du lịch nước ngoài, các đối tượng lừa đảo lại tiếp tục “vẽ” ra một thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản.

Bằng cách đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa du lịch nước ngoài, nhiều người chấp nhận trả một khoản phí nhất định để tránh mất thời gian trong việc xin visa. Tuy nhiên, điều này lại khiến họ “sa bẫy”.

Các đối tượng cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền cọc để thanh toán các chi phí, tuy nhiên, chúng sẽ lấy lý do nạn nhân khai thiếu thông tin để không hoàn lại tiền.

Lừa bán vé máy bay, vé tàu, xe khách

Bằng cách mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, các đối tượng lừa đảo đã quảng cáo các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng.

Giả mạo dấu và chữ ký để tạo lòng tin.

Giả mạo dấu và chữ ký để tạo lòng tin.

Thậm chí, chúng lập những nick ảo để tương tác, bình luận khen ngợi vào dưới mỗi bài đăng quảng cáo khiến cho nhiều người tin tưởng.

Sau khi khách hàng liên hệ, họ sẽ nhận được mã vé để làm tin và được yêu cầu thanh toán ngay sau đó. Nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và chặn liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay nhưng... không được lên chuyến bay đó.

Ngoài ra, các đối tượng có thể làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả hình ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.

Chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ Deepfake

Lừa đảo bằng công nghệ Deepfake là hình thức lừa đảo mới đang được nhiều đối tượng áp dụng. Đây là công cụ AI để tạo ra hình ảnh, khuôn mặt, giọng nói giống hệt với người bị giả mạo.

Bằng cách chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng xã hội, sau đó gọi video tới danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch nước ngoài và cần một khoản tiền gấp. Nạn nhân sẽ tin rằng đang nói chuyện với người thân của mình và nhu cầu vay tiền là có thật.

Trước đó, các đối tượng lừa đảo từng dùng công cụ AI này để thực hiện các cuộc gọi video để giả làm người thân vay tiền, đóng tiền học phí hay tạo ra những tình huống khẩn cấp như người thân bị tai nạn cần tiền để cấp cứu… nhằm tạo lòng tin cho các nạn nhân và buộc nạn nhân phải chuyển tiền nhanh chóng.

Theo anh Đinh Trung Phong - lập trình viên tại một công ty phần mềm tại Hà Nội cho biết, không khó để nhận biết các thủ đoạn rao bán combo du lịch hoặc vé máy bay, vé tàu giả. Tuy nhiên, khi các đối tượng lừa đảo đã áp dụng AI thì rất khó để người dân phát giác.

Anh cho rằng, khi nhận được yêu cầu chuyển tiền, người dân cần kiểm tra thật kỹ số tài khoản. Nếu là tài khoản lạ thì không nên giao dịch. Ngoài ra, các đối tượng có thể khiến cho video cuộc gọi chập chờn, chất lượng kém để qua mặt nạn nhân. Khi gặp trường hợp này, tốt nhất người dân nên ngắt máy.

Nhà báo & Công luận

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

TAND thành phố Lào Cai: Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động kết hợp giáo dục pháp luật cho hơn 1.100 học sinh

TAND thành phố Lào Cai: Tổ chức phiên tòa xét xử lưu động kết hợp giáo dục pháp luật cho hơn 1.100 học sinh

Sáng 25/3, tại Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai, TAND thành phố Lào Cai phối hợp tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy kết hợp tuyên truyền pháp luật cho hơn 1.100 học sinh nhà trường.

Cảnh giác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Cảnh giác với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Hiện nay, tình trạng tấn công chiếm quyền điều khiển (hack) tài khoản mạng xã hội để lừa vay tiền diễn ra thường xuyên trên không gian mạng, dễ làm người thân, bạn bè chủ tài khoản bị hack sập bẫy. Tinh vi hơn nữa là hành vi hack hoặc tạo tài khoản giả mạo rồi sử dụng tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với chủ tài khoản bị hack, bị giả mạo thì người cảnh giác cao cũng có thể bị lừa.

fb yt zl tw