Các bệnh viện tiếp nhận nhiều ca tai nạn do pháo nổ dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều cơ sở y tế đã tiếp nhận các trường hợp đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Các trường hợp bị tai nạn phải nhập viện cấp cứu, điều trị chủ yếu do pháo nổ tự chế. Theo các bác sĩ, tổn thương do pháo nổ để lại di chứng nặng nề, điều trị rất tốn kém…

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Việt Nam - Chủ nhiệm Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật cho biết, thời điểm này, Bệnh viện tiếp nhận nhiều ca tai nạn do pháo nổ. Đặc biệt, ngày 10/2 (mùng 1 Tết Nguyên đán), Bệnh viện đã tiếp nhận 15 ca khám cấp cứu, trong đó 8 ca phải phẫu thuật.

“Bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 50. Các trường hợp tai nạn trên đều bị tổn thương ở tay, chân, mắt,… nhưng chủ yếu là dập nát ở bàn tay, nguy cơ phải cắt cụt do hoại tử thứ phát. Trường hợp nam 18 tuổi là bệnh nhân có tổn thương nặng nhất, bị cụt nửa ngoài bàn tay trái, rách giác mạc mắt trái. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, xử trí tổn thương cho các trường hợp trên”, Tiến sĩ Nguyễn Việt Nam thông tin.

Trước đó, tại thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra vụ nổ do sử dụng pháo tự chế khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Đêm 9/2, người dân nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ gia đình anh Phạm Văn Ân (sinh năm 1976, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ). Tại hiện trường, người dân phát hiện anh Phạm Văn Ân, chị Mai Thị Lời (vợ anh Ân) và cháu Phạm Ngọc Lĩnh (con anh Ân) bị thương nên đã báo lực lượng chức năng và gọi xe cứu thương đưa người bị thương đi cấp cứu.

Khoảng 30 phút sau, anh Ân đã tử vong trên đường đi cấp cứu do các vết thương quá nặng. Chị Mai Thị Lời và cháu Phạm Ngọc Lĩnh đang được điều trị tại bệnh viện. Theo điều tra ban đầu của cơ quan Công an, nguyên nhân vụ nổ là do gia đình anh Ân đang làm quả nổ tự chế. Cơ quan chức năng ghi nhận chất bột (nghi là thuốc nổ) còn sót lại tại hiện trường.

Tại Phú Thọ, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán đã có 17 ca nhập viện do pháo nổ, pháo hoa…

Thống kê của Bộ Y tế trong 7 ngày nghỉ Tết cho thấy, số ca khám, cấp cứu do pháo nổ trên toàn quốc đã tăng hơn 51%. Theo đó, cả nước đã ghi nhận 604 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, tăng 51,4% (315 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng 15% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023).

Tổng số khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế khác là 87 trường hợp, tăng 56 ca (39 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng 17 ca; 4 ca tử vong, tăng 2 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023).

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw