Hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam (28/6)

Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương

YBĐT - Trong đời sống người Việt, bữa cơm gia đình không chỉ là nơi tụ họp, gắn kết các thành viên, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn... mà đó còn là nền tảng hình thành nề nếp gia phong, là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chúng tôi đến thăm gia đình cụ Đinh Văn Súy ở thôn Hợp Thành, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đúng lúc gia đình đang quây quần bên mâm cơm tối. Cụ Súy năm nay ngoài 80 tuổi, cụ có 10 người con và đang sống với người con trai út. Gia đình cụ Súy có 4 thế hệ cùng sinh sống và là một trong những gia đình văn hóa điển hình của xã. 
Cụ Súy chia sẻ: "Các thế hệ trong một nhà thì bữa cơm gia đình càng phải được coi trọng. Vì thế, dù muộn đến mấy, gia đình tôi cũng phải chờ đầy đủ con cháu về mới ăn cơm. Bữa cơm gia đình quan trọng lắm, vừa ăn cơm vừa trò chuyện, thăm hỏi nhau những công việc hàng ngày, giáo dục, đạo đức, lối sống cho con cháu trong gia đình”. 
Còn với gia đình chị Nguyễn Thị Tình ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái thì bữa cơm là dịp để mỗi người thể hiện tình cảm của mình với gia đình. Mỗi món ăn chính là tình cảm của người vợ, người mẹ, người con và người em dành cho người cha, người chồng, người anh yêu thương của mình. Các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng qua  đĩa rau xanh mướt, bát canh ngọt mát. Đó chính là sợi dây vô hình kết nối các thành viên trong gia đình ngày càng gắn bó bền chặt. 
Chị Tình chia sẻ: "Nấu một bữa cơm ngon cho gia đình là niềm hạnh phúc, thể hiện tình yêu thương đối với con, với chồng. Vì thế, vào những ngày nghỉ, tôi luôn dành thời gian chế biến món ăn mà chồng con thích hay dạy con gái nấu những món ăn truyền thống để tạo sự gắn kết, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình”. 
Sau một ngày lao động, làm việc và học tập vất vả, ai nấy đều tập trung vào công việc riêng thì bữa cơm chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương. Bữa cơm là thời gian mà cha mẹ, con cái có thể gần gũi và trò chuyện, bộc bạch tâm sự, con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. 
Bữa cơm là thời gian để vợ chồng thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, góp ý để cùng nhau hoàn thiện và vươn lên. Thông qua những câu chuyện hay những hành động, ông bà, cha mẹ còn giáo dục con trẻ tình yêu thương, sự kính trên nhường dưới và kinh nghiệm ứng xử... Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ, thư giãn, gạt đi hết những muộn phiền, được yêu thương và sẻ chia. 
Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, sợi dây liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình có sự lỏng lẻo. Nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành thị, có tình trạng cả tuần không có bữa cơm nào đông đủ thành viên. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà bị ảnh hưởng, tình cảm gắn kết, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái ngày càng bị hạn chế dẫn đến nhiều hệ lụy... Chính vì thế, việc duy trì bữa cơm gia đình để giữ gìn không khí ấm áp yêu thương là hết sức quan trọng. 
Ông Nguyễn Văn Liệu - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chia sẻ: "Nói đến văn hóa gia đình của người Việt Nam, người ta thường đề cập đến bữa cơm gia đình. Đó không chỉ đơn thuần cung cấp thức ăn duy trì sự sống, chăm sóc sức khoẻ cho con người mà cao hơn cả là sự gắn kết các thành viên, hình thành nên truyền thống của gia đình. 
Năm nay, Ngày Gia đình Việt Nam tiếp tục lấy chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của bữa cơm gia đình trong việc gìn giữ, bồi đắp sự bền vững của gia đình thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập”. 
Với chủ đề này, ngành văn hóa - thể thao và du lịch đã tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan về thông điệp "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; tọa đàm, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, sinh hoạt các câu lạc bộ gia đình… 
Đặc biệt, công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam được đẩy mạnh với nhiều hoạt động cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn thể xã hội về công tác gia đình, góp phần phát triển gia đình bền vững...  
Thu Hiền

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw