Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Theo Thông báo kết luận số 75-TB/TW của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, chỉ đạo Bộ Nội vụ rà soát kỹ lưỡng các quy định tại Nghị định để điều chỉnh cho hợp lý nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện.

Bộ Nội vụ cho biết, với tinh thần khẩn trương, Bộ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178 để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị.

Theo dự thảo Nghị định, bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi. Đó là: Cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập.

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì được áp dụng chính sách nghỉ hưu trước tuổi; không hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 177/2024/NĐ-CP.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định sửa đổi bao gồm các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương; thuộc UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc UBND cấp huyện không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng viên chức.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức cấp xã do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ Trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Theo Bộ Nội vụ, việc bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương" vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ là cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc.

Hiện nay, trong quá trình triển khai có những vướng mắc về nguồn kinh phí, như các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định này cho viên chức, nên lấy từ nguồn thu của đơn vị để giải quyết chính sách, chế độ thì không thực hiện được. Các tổ chức hành chính được thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đến hết ngày 31/12/2024, do vậy từ ngày 01/01/2025 hết cơ chế đặc thù nên không có nguồn kinh phí để thực hiện chính sách chế độ.

Kết luận số 75-KL/TW đã bổ sung các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương thuộc phạm vi điều chỉnh; đồng thời tại Nghị định 126/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của hội thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với những người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội nêu trên do ngân sách nhà nước cấp. Do đó, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung ngân sách nhà nước chi trả chính sách, chế độ đối với các trường hợp nêu trên (sửa đổi bổ sung điểm a khoản 2, bổ sung khoản 5 và khoản 6 Điều 16).

Về sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ thêm của địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay, một số địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng đã được giải quyết theo quy định tại Nghị định này với mức hỗ trợ chênh lệch quá lớn (có tỉnh hỗ trợ mức 100%, có tỉnh hỗ trợ mức 10%, có tỉnh thì hỗ trợ bằng số tiền tuyệt đối tối đa 300 triệu đồng/người,...). Do vậy, để đảm bảo tương quan về chính sách, chế độ giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương, Bộ Nội vụ đề nghị quy định chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa là 30%.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư

Liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư

Tại sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", các đại biểu là lãnh đạo thành phố Hải Phòng, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, nhà đầu tư Saigontel, đại diện VCCI và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức diễn đàn thảo luận về tăng cường liên kết các địa phương và cơ hội cho các nhà đầu tư.

Bế mạc Hội nghị "Gặp gỡ 2025"

Bế mạc Hội nghị "Gặp gỡ 2025"

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, sau hai phiên thảo luận sôi nổi, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức đã bế mạc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn: Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn: Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" diễn ra chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã có bài phát biểu khẳng định tỉnh Lào Cai hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh tiếp xã giao các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh tiếp xã giao các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025", đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp xã giao ông Oudet Souvannavong, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào; bà Ingrid Christensen, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam; ông James Tan, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia tại Việt Nam.

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Sáng 14/3, dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025" tại Lào Cai

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025" tại Lào Cai

Sáng 14/3, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai tham dự chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", gọi tắt là "Gặp gỡ 2025" tổ chức tại Lào Cai (Việt Nam).

Lào Cai luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Vân Nam (Trung Quốc)

Lào Cai luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Vân Nam (Trung Quốc)

Thực hiện đường lối đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” của Đảng và Nhà nước, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn tích cực mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, tỉnh coi trọng tình hữu nghị, hợp tác, phát triển truyền thống, lâu đời với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Dư luận đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm

Dư luận đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chuyến thăm chính thức Singapore (từ 11 - 13/3) của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thành công tốt đẹp với kết quả nổi bật nhất là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Toàn diện, được dư luận đánh giá là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Singapore, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đang được thực hiện quyết liệt, triệt để nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng tốc phát triển đất nước. Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng có một bộ phận vì lo lắng vị trí của mình nên rơi vào trạng thái buông xuôi, làm việc cầm chừng, từ đó dẫn tới bê trễ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp.

fb yt zl tw