Bộ đội Trung đoàn 98 - 'Điểm tựa' của người dân Làng Nủ

Bộ đội Trung đoàn 98 - “Điểm tựa” của người dân Làng Nủ

Trong những ngày tiếp cận hiện trường, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các nạn nhân bị lũ cuốn trôi, dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, gian khổ, thiếu thốn nước sinh hoạt, không có điện, ăn ở tạm bợ, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ huy sát sao của đội ngũ cán bộ các cấp, các chiến sĩ trẻ đã băng mình vào tâm lũ; chia làm nhiều tổ, mũi công tác, tranh thủ thời gian để tiến hành lùng sục, bới tìm từng lùm cây, bãi cỏ, hố bùn lầy, khe suối, với mong muốn sớm tìm được các nạn nhân xấu số để bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Các chiến sĩ Trung đoàn 98 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm tại Làng Nủ.
Các chiến sĩ Trung đoàn 98 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm tại Làng Nủ.
Trung tá Nguyễn Ngọc Ba, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, chỉ huy tìm kiếm tại Làng Nủ.
Trung tá Nguyễn Ngọc Ba, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, chỉ huy tìm kiếm tại Làng Nủ.

Mặc cho thời tiết nắng nóng 35-36 độ C, nhưng các chiến sĩ Trung đoàn 98 không sợ hiểm nguy, gian khó, dầm mình dưới bùn sâu, bới tìm thi thể các nạn nhân của Làng Nủ bị lũ cuốn. Dù phải đối mặt với nhiều vật sắc nhọn như đinh, que sắt, mái tôn, mảnh sành, nhưng theo tinh thần chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Đăng Khải, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2 tại hiện trường: “Các đồng chí coi người dân Làng Nủ như chính người thân của mình”, các chiến sĩ Trung đoàn 98 vào thẳng tâm lũ tìm kiếm. Có những đồng chí đã bị thương khi dẫm phải đinh nhưng không hề nao núng tinh thần.

Binh nhì Thào Mí Lình, Đại đội 5, Tiểu đoàn 8, người dân tộc Mông, quê ở xã Lũng Thầu, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm người mất tích đã dẫm phải đinh rất sâu vào lòng bàn chân, máu chảy từng dòng. Bác sĩ quân y túc trực đã phải sơ cứu, khử trùng, tiêm phòng uốn ván và đưa về Bệnh viện Quân y 109 điều trị. Trước lúc chia tay đồng đội, Lình đã khóc; anh khóc không phải vì đau mà vì anh không được ở lại cùng đồng đội giúp bà con Làng Nủ tìm người thân.

Tạm chia tay người lính trẻ tuổi quả cảm, Trung tá Nguyễn Ngọc Ba, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98, động viên Lình: "Em yên tâm điều trị, ở lại đã có anh và các đồng đội khác, sẽ quyết tâm cao nhất, cố tìm những người còn mất tích nhanh nhất có thể, giúp bà con Làng Nủ phần nào nguôi ngoai đi nỗi đau thương này".

Theo Trung tá Nguyễn Ngọc Ba, dù đang thực hành diễn tập tại thao trường Động Móc, Tuyên Quang, khi có lệnh của thủ trưởng Sư đoàn, Trung đoàn đã điều động gấp lực lượng đi Hạ Hòa chống ngập úng, nhưng khi có các lực lượng của đơn vị khác giúp Hạ Hòa và hay tin Làng Nủ xảy ra sự việc đặc biệt nghiêm trọng này, đơn vị lại tức tốc hành quân, đem theo nhiều vật tư, dụng cụ tìm kiếm, thuốc, bông băng quân y, lương khô, lên đường thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị đã cùng với người dân bản địa, lực lượng dân quân, chó nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng, tỏa đến các khu vực xung yếu, trọng điểm để tìm kiếm người bị nạn. Chỉ trong một thời gian ngắn, các chiến sĩ Trung đoàn 98 đã tìm được gần 40 nạn nhân xấu số, bàn giao cho địa phương, gia đình lo hậu sự.

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh bùi ngùi nói: "Trước khi có lũ về, bà con trong thôn sống yên bình, ngọn núi Con Voi đã bao đời che chở bà con; dòng suối cũng đem nguồn nước sạch từ khe núi về cho người dân sinh hoạt, trồng trọt, đem lại cuộc sống yên bình hạnh phúc; vậy mà chỉ trong chốc lát đã cướp đi tất cả. Ngay sau khi xảy ra sự việc, được cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là bộ đội Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 giúp dân tìm kiếm các nạn nhân, chúng tôi thật sự cảm động và biết ơn. Những phần việc rất nguy hiểm, gian khổ là vậy nhưng các chiến sĩ như quên đi tất cả, thực sự là ‘điểm tựa’ của bà con Làng Nủ trong những lúc khó khăn, cơ cực này".

Theo qdnd.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw