Bộ Công an: Không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý

Trường hợp di chuyển tại sân bay, bến tàu, bến xe, nơi công cộng cần cảnh giác với những hành vi lạ, bất thường; không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý.

Không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý.
Không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý.

Giúp người khác cầm hộ/vận chuyển hàng hoá có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý rất nặng nề
Bộ Công an vừa giải đáp thắc mắc của người dân về việc nhiều trường hợp nhờ xách, trông hộ hành lý ở bến tàu, bến xe, sân bay... khi lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện trong hành lý có hàng hóa bị nghiêm cấm như ma túy, cổ vật, động vật hoang dã… 

Theo Bộ Công an, việc có người nhờ cầm hộ hàng hoá qua biên giới hoặc tại sân bay, bến tàu, bến xe là việc làm nhiều người cho rằng rất bình thường.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giúp người khác cầm hộ/vận chuyển hàng hoá có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý rất nặng nề.

Cụ thể, theo khoản 4  Điều 5 Luật Phòng chống ma tuý năm 2021, việc giao nhận chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 

Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; vận chuyển qua biên giới… có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, trường hợp vận chuyển nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; vận chuyển hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy).

Ngoài ra, cũng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, việc vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật, tuỳ mức độ, giá trị hàng hoá có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.

 Khi được nhờ cầm hộ hàng hoá cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật không
Bộ Công an đề nghị người dân khi được nhờ cầm hộ hàng hoá, nhất là cầm hộ qua biên giới, cần phải kiểm tra, xác định rõ hành vi đó có trái quy định của pháp luật không.

Trường hợp di chuyển tại sân bay, bến tàu, bến xe, nơi công cộng cần cảnh giác với những hành vi lạ, bất thường; không nên xách đồ hộ người lạ khi chưa biết rõ về hành lý; giữ hành lý và giấy tờ tuỳ thân của mình cẩn thận; có trách nhiệm thông báo với nhân viên an ninh hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện hoặc bị phát hiện hành lý của mình nghi có chứa “chất cấm”, “hàng cấm” và hợp tác để xác minh, điều tra làm rõ các yếu tố “cố ý” hoặc “vô ý” của hành vi vận chuyển hàng cấm, chất cấm.

Bộ Công an sẽ phối hơp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những hành vi vận chuyển trái phép ma tuý, hàng hoá bị nghiêm cấm, nhất là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức vận chuyển ma tuý trái phép qua biên giới.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw