Bộ Chính trị quy định cơ cấu đảng bộ các tỉnh, thành sau sáp nhập

Theo quy định của Bộ Chính trị, đảng bộ các tỉnh, thành sau sáp nhập được giữ nguyên số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong nhiệm kỳ mới và giảm dần trong 5 năm.

Nội dung này được quy định trong Chỉ thị số 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, do Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành.

Theo quy định mới này, đối với địa phương hợp nhất, sáp nhập, Bộ Chính trị nêu rõ được giữ số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 như số lượng được chỉ định tại thời điểm sau hợp nhất, sáp nhập nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trừ các nhân sự không đủ tuổi tái cử, chuyển công tác khác hoặc có nguyện vọng nghỉ công tác, nghỉ hưu trước tuổi).

Bộ Chính trị cũng quy định số lượng này sẽ thực hiện giảm dần số lượng trong thời gian 5 năm sau khi hợp nhất, sáp nhập, đến nhiệm kỳ 2030 - 2035, số lượng cấp ủy sẽ thực hiện theo quy định mới của Bộ Chính trị.

be-mac7-120425.jpg
Các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.

Ở các địa phương không hợp nhất, sáp nhập, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện như nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo quy định của Bộ Chính trị, định hướng cơ cấu ban thường vụ gồm: Bí thư, phó bí thư; chủ tịch HĐND (bí thư hoặc phó bí thư kiêm nhiệm), chủ tịch UBND; 1 phó chủ tịch HĐND, 1 phó chủ tịch UBND; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy và trưởng các ban: Tổ chức, tuyên giáo và dân vận, nội chính.

Trong ban thường vụ còn có chủ tịch MTTQ (đối với nơi có từ 3 phó bí thư trở lên thì phân công 1 người kiêm chủ tịch MTTQ); chỉ huy trưởng quân sự, giám đốc công an; người đứng đầu một số đảng bộ xã, phường, đặc khu và lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của ban thường vụ cấp ủy.

Đối với tỉnh, thành phố được bố trí 2 phó bí thư, Bộ Chính trị định hướng không bố trí phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban MTTQ; bổ sung 1 phó chủ tịch MTTQ có cơ cấu tham gia ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đối với những nơi bố trí phó bí thư kiêm chủ tịch MTTQ.

Đối với tỉnh, thành phố hợp nhất, sáp nhập, số lượng ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể bố trí bổ sung 1 - 2 cơ cấu.

Bộ Chính trị lưu ý cán bộ được Trung ương điều động, luân chuyển giữ chức vụ bí thư, phó bí thư cấp ủy hoặc phó bí thư, chủ tịch UBND cấp tỉnh nằm trong số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên thường vụ cấp ủy nêu tại chỉ thị này.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tổ chức vào đầu năm 2026, là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, trọng đại của đất nước.

Đây cũng là dấu mốc đặc biệt trên con đường phát triển, mở ra kỷ nguyên mới, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; đồng thời là thời điểm tiến hành mạnh mẽ cuộc cách mạng toàn diện, đồng bộ về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đại hội tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 và những năm tiếp theo; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

fb yt zl tw